Mn giúp mình với ạ đang cần gấp

Các câu hỏi liên quan

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 7 TỪ NGÀY 30/3 ĐẾN NGÀY 25/04/2020 A. VĂN HỌC I. Phần kiến thức lý thuyết: Cần nắm lại thông tin tác giả, tác phẩm, nội dung, nghệ thuật của các văn bản sau: 1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (Hồ Chí Minh) 2. Đức tính giản dị của Bác Hồ. (Phạm Văn Đồng) 3. Ý nghĩa văn chương. (Hoài Thanh) 4. Sống chết mặc bay. (Phạm Duy Tốn) II. Phần bài tập thực hành: 1. Đọc lại đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh) sgk/25 và cho biết: a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn. b. Thủ pháp liệt kê theo mô hình: “từ…đến...” có tác dụng gì? 2. Đọc lại văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”(Phạm Văn Đồng) và cho biết, để làm rõ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh ở những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? 3. Đọc lại văn bản “Sống chết mặc bay” (Phạm Duy Tốn) và trả lời câu hỏi: a. Chỉ ra hai mặc tương phản cơ bản trong truyện. b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan phủ được thể hiện như thế nào? B. TIẾNG VIỆT I. Phần kiến thức lý thuyết: Học thuộc lòng phần ghi nhớ các đơn vị kiến thức sau: 1. Rút gọn câu 2. Câu đặc biệt 3. Thêm trạng ngữ cho câu 4. Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động 5. Dùng cụm chủ- vị để mở rộng câu 6. Liệt kê II. Phần bài tập thực hành: Câu 1: Tìm những câu rút gọn trong mỗi đoạn trích văn bản sau. Theo em, rút gọn câu như vậy để làm gì ? a. Núi cao như đột ngột hiện ra chắn ngang trước mặt. Đã đến Phường Rạnh. Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước. (Võ Quảng, Quê nội) b. Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra. Đã đến Trung Phước. (Võ Quảng, Quê nội) Câu 2: Viết đoạn văn (chủ đề tự chọn ) có sử dụng ít nhất 2 trạng ngữ , 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn. Câu 3: Cho 2 ví dụ câu chủ động và hãy chuyển đổi thành câu bị động tương ứng. Câu 4: Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong câu dưới đây. Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì ? a, Cô ấy đến là một tin vui. b, Con mèo nhảy làm bình hoa vỡ. Câu 5 : Chỉ ra phép liệt kê và nêu kiểu liệt kê trong ví dụ sau : a. Bằng tinh thần sục sôi, ý chí chiến đấu và lòng yêu nước nồng nàn, các chiến sĩ đã chiến đấu vì nền độc lập của nước nhà. b. Bài thơ “Đồng chí’’ của Chính Hữu là bài ca về tình đồng chí, đồng đội với tinh thần cùng cảnh ngộ, ý chí, lý tưởng chiến đấu. C. TẬP LÀM VĂN: I.Phần kiến thức lý thuyết: Cần nắm lại tất cả các nội dung bài học của các bài: 1. Tìm hiểu chung về văn bản nghị luận ; Đặc điểm của văn bản nghị luận. 2. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. 3. Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh; Cách làm bài văn lập luận chứng minh; 4. Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích; Cách làm bài văn lập luận giải thích. 5. Văn bản đề nghị. • Các em chép lại các đơn vị kiến thức đã học của các bài này.( chú ý ở phần ghi nhớ của các bài ) II.Phần bài tập thực hành: 1. Sưu tầm 1 đoạn văn nghị luận và chép vào vở. 2. Nêu ngắn gọn luận điểm chính của bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”? 3. Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài sau: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. • Lưu ý chung: các em chép đủ các đơn vị kiến thức đã học và học thuộc lòng ghi nhớ của tất cả các bài này. NHÓM NGỮ VĂN 7