May ghê đúng bài học qua
Câu 1:
Văn bản được viết theo thể loại truyện ngắn
Câu 2:
Xét về cấu tạo, hai câu in đậm trong đoạn văn thuộc kiểu câu đặc biệt
Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc
Câu 3:
Cảnh người dân hộ đê:
-Trời mưa mỗi lúc 1 nhiều
-Nước sông mỗi lúc một to
-Âm thanh mỗi lúc 1 hỗn loạn
-Sức người ngày càng yếu
-Nguy cơ đê vỡ cuối cùng đã đến
Cảnh quan phủ đi hộ đê:
-Đam mê cờ bạc, mặc kệ dân chúng
-Ván bài ù một to
-Đam mê ngày càng lớn
-Niềm vui phi nhân tính
Cảnh trong đình:
-Nghiêm trang, tĩnh mịch
-An toàn, yên ổn
Cảnh ngoài đê:
-Nhốn nháo, xao xác
-Nguy hiểm, khẩn cấp
Tác dụng:
-Tạo kịch tính cho truyện
-Nổi bật hình ảnh tên quan phụ mẫu vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú, thờ ơ trước nỗi khổ của người dân
Câu 4:
Trước hoàn cảnh nguy kịch, từng lúc đe dọa đến tính mạng của cong người, thì những người dân đang phải cật lực chiến đấu với cơn thiên tai cực liệt. Họ phải dầm mưa từ chiều đến tối mịt, người ướt như chuột lột, bùn thì ngập quá khuỷu chân. Lúc đó người nào người nấy đều đã rất mệt, hầu như không còn sức làm việc. Bởi sức người đâu thể đấu lại với sức trời, khi người dân đã mệt rũ người thì mưa lại càng lớn, nước sông dâng to, con đê ngày càng thẩm lậu và núng thế, hoàn cảnh thật bi thảm. Trong lúc người dân đang gông mình chiến đấu thì quan phụ mẫu đang ở đâu? Từ con đê đến đình đâu bao xa vậy mà không một ai để tâm đến hoàn cảnh người dân và tình trạng con đê. Ra là các ngài còn đang bận đánh bài, đánh tổ tôm, còn đang dở cuộc vui. Đáng ra là quan phụ mẫu phải biết quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn người dân cách đắp đê. Nhưng không hề có chuyện đo các ngài chỉ đang chú tâm vào mấy lá bài đen đỏ. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản để làm rõ sự trái ngược đó là: một bên thì hỗn loạn, nguy kịch; một bên thì hưởng sự xa hoa, sung sướng. Các biện pháp đó ngày càng tăng lên nhằm nhấn mạnh nỗi thống khổ của nhân dân và sự vô tâm, phi nhân tính của quan phụ mẫu. Và rồi điều lo sợ của nhân dân đã đến đó chính là đê bị vỡ, nước tràn lênh láng, kẻ chết không nơi chôn, kẻ sống không nơi ở. Truyện đã phê phán kịch liệt thời đại nửa phong kiến thối nát, quan lại mải chơi, vô tâm. Qua đó ta càng thêm thương xót trước hoàn cảnh bi thảm, lầm than của người dân.