3.
- Tác động tích cực:
- Địa hình đất liền tương đối bằng phẳng, bờ biển có nhiều cửa sông, bãi tắm, rừng ngập mặn, thềm lục địa rộng và thoải.
- Có diện tích lớn đất ba dan (chiếm 40% diện tích của vùng) và đất xam, phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình tương đối bằng phẳng
- Khí hậu cận xích đạo, thời tiết ít biến động, ít thiên tai
- Có các mỏ dầu, khí ở vùng thềm lục dịa, sét xây dựng và cao lanh ở Đồng Nai, Bình Dương.
- Vùng biển có nhiều thủy sản, gần các ngư trường lớn của nước ta.
- Tiềm năng phát triển du lịch biển đảo, du lịch sinh thái…
- Tác động tiêu cực:
- Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng, thường xảy ra thiếu nước cho sinh hoạt dân cư, cho sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, xâm nhập mặn ở vùng ven biển
- Nạn triều cường gây nhiều trở ngại cho sản xuất, sinh hoạt dân cư ở các vùng thấp của Thành phố Hồ Chí Minh
- Môi trường tự nhiên ở nhiều nơi bị suy thóai do tốc độ công nghiệp hóa nhanh, chưa xử lí tốt các nguồn chất thải.
4.
Tài nguyên đất[edit]
– Là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu không thể thay thế được của ngành nông nghiệp.
– Tài nguyên đất ở nước ta khá đa dạng với 14 nhóm đất khác nhau, trong đó có hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit và đất phù sa.
+ Đất phù sa: khoảng 3 triệu ha tập trung tại các đồng bằng thích hợp nhất với cây lúa nước và các cây ngắn ngày khác.
+ Đất feralit: chiếm diện tích trên 16 triệu ha chủ yếu ở trung du, miền núi thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su,…, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, khoai, đậu.
– Diện tích đất nông nghiệp hiện nay là hơn 9 triệu ha do đó việc sử dụng hợp lí các tài nguyên đất là rất quan trọng đối với phát triển nông nghiệp của nước ta.
– Khó khăn: còn nhiều diện tích đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, xói mòn, bạc màu, cần phải cải tạo.
Tài nguyên khí hậu[edit]
– Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, do đó cây cối xanh tươi quanh năm sinh trưởng nhanh,sản xuất nhiều vụ trong năm. Khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây công nghiệp, cây ăn quả.
– Sự phân hoá đa dạng của khí hậu nước ta theo mùa và theo không gian lãnh thổ tạo cho cơ cấu cây trồng đa dạng có thể trồng được các loại cây nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới. Ví dụ: miền Bắc có mùa đông lạnh, miền núi và cao nguyên có khí hậu mát mẻ nên trồng được rất nhiều loại cây ôn đới, cận nhiệt đới: khoai tây, cải bắp, su hào, táo, lê, mận, chè,…
– Ngoài ra cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng còn có sự khác nhau giữa các vùng.
– Những tai biến thiên nhiên thường gây khó khăn lớn cho sản xuất nông nghiệp như bão, gió tây khô nóng, sương muối, rét hại,... Khí hậu nóng ẩm còn là môi trường thuận lợi cho các loại nấm mốc, sâu bệnh có hại phát triển,... Tất cả các khó khăn đó làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và sản lượng cây trồng vật nuôi.
Tài nguyên nước[edit]
– Nước ta có mạng lưới sông ngòi, hồ ao dày đặc với lượng nước dồi dào, phong phú có giá trị lớn cho sản xuất nông nghiệp.
– Nguồn nước ngầm cũng rất dồi dào để giải quyết nước tưới nhất là mùa khô
– Khó khăn: lũ lụt vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô. Do đó thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp nước ta, vì:
+ Chống lũ lụt vào mùa mưa
+ Cung cấp nước tưới vào mùa khô
+ Cải tạo đất mở rộng diện tích đất canh tác
+ Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cây trồng tạo ra năng suất và sản lượng cây trồng cao
Tài nguyên sinh vật[edit]
– Nước ta có nguồn tài nguyên thực động vật phong phú, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng lai tạo nên các giống cây trồng vật nuôi có chất lượng tốt thích nghi cao với điều kiện sinh thái của từng địa phương.
– Khó khăn
+ Tài nguyên sinh vật đang dần cạn kiệt
+ Ô nhiễm môi trường
5.
Việc phát triển và phân bố nông nghiệp chế biến có những ảnh hưởng đến phát triển và phân bố nông nghiệp.
- Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định
- Làm tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản
- Thúc đẩy việc hình thành các vùng chuyên canh.
- Đẩy mạnh quá trình chuyển từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hóa, hiện đại.
6.
+ Lạc: nhiều nhất ở Bắc Trung Bộ, sau đó là đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Đậu tương: nhiều nhất ở Đông Nam Bộ, sau đó là, Trung du miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long.
+ Mía: nhiều nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ.
+ Bông: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
+ Dâu tằm: Tây Nguyên.
+ Thuốc lá: Đông Nam Bộ.
⟹ Các cây công nghiệp hàng năm phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng, do cây công nghiệp hàng năm là cây trồng ngắn ngày, có thể luân canh, xen canh với cây lương thực.
7.
- Có giá trị cao.
- Nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn lao động dổi dào; đã có mạng lưới các cơ sở chế biến nguyên liệu cây công nghiệp).
8. Ý nghĩa :
+ Nâng cao độ che phủ rừng, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, hạn chế lũ quét, trượt lở đất, khô hạn, điều tiết dòng chảy của các sông suối, giúp cho các nhà máy thủy điện hoạt động được tốt hơn, giảm lũ lụt, hạn hán cho vùng hạ du.
+ Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào các dân tộc, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của dân cư.
+ Tăng nguồn nguyên liệu lâm sản cho ngành chế biến lâm sản, nguồn vật liệu và chất đốt cho sinh hoạt.
+ Góp phần phát triển du lịch sinh thái.
9.
Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta. Vì:
- Chống úng, lụt trong mùa mưa bão.
- Đảm bảo nước tưới trong mùa khô.
- Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác.
- Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng.
=> Tạo ra được năng suất cây trồng cao và tăng sản lượng cây trồng.
10.
Thuận lợi:
- có nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào, tại chỗ
- có thị trường tiêu thụ rộng lớn
- cơ sở vật chất kĩ thuật hoàn thiện nhất cả nước
khó khăn
- thiên tai
-tài nguyên thiên nhiên của ĐBSH đa dạng nhưng có trữ lượng nhỏ
Chúc họ tốt nha :>
Good luck