Đoạn thơ được trích trong văn bản "Kiều Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga" đã thể hiện được tâm thế sống cao đẹp của nhân vật Lục Vân Tiên. Thật vậy, đoạn trích là lời nói của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga khi cô muốn trả ơn cứu mạng Lục Vân Tiên. Những câu nói "Làm ơn há dễ trông người trả ơn.../Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?"cho thấy một tính cách hề hà, dễ dãi, phóng khoáng của nhân vật Lục Vân Tiên. Đặc biệt là hai câu thơ cuối "Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/Làm người thế ấy cũng phi anh hùng" cho thấy một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên. "Kiến nghĩa bất vi" có nghĩa là thấy người hoạn nạn mà không ra tay cứu giúp, "phi anh hùng" có nghĩa là không phải là một anh hùng, không phải là nam nhi đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất. Lời phủ định của Lục Vân Tiên đã đưa đến một lời khẳng định đanh thép về lẽ sống cao đẹp đó là phải giúp đỡ người hoạn nạn thì mới là anh hùng, là chính nhân quân tử. Đối với một nam tử hán trong thời phong kiến, nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì con người như thế không đáng mặt anh hùng. Hai câu thơ cuối từ phù định để đi tới khẳng định về một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng ngày xưa. Đồng thời, hai câu thơ cũng đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa và coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả thiêng liêng. Tóm lại, đoạn thơ đã thể hiện được lẽ sống cao đẹp của người anh hùng Lục Vân Tiên.
*** câu phủ định được in đậm