MỞ BÀI 1:
Tác giả Hàn Mặc Tử: là nhà thơ tài hoa của dòng văn học lãng mạn. Thơ ông mang nhiều màu sắc đan xen nhau tạo nên một nét riêng độc đáo, vừa nhẹ nhàng, tinh khiết, vừa đẹp tuyệt vời nhưng có những bài thơ mơ hồ, mờ ảo, "điên điên". Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" được rút ra từ tập "Thơ điên". Khi ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này. Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở. Hai khổ thơ đầu của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp xứ Huế cũng như tình yêu tha thiết mà đau đớn của tác giả
MỞ BÀI 2:
Tác giả Huy Cận là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách mạng. Trước CM, thơ ông chủ yếu là những tác phẩm thơ buồn, sâu lắng suy ngẫm về cuộc đời nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tươi vui và tràn ngập hào khí xây dựng đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Bài thơ "Tràng giang" được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước. Trong "Tràng giang", bức tranh tâm trạng và bức tranh thiên nhiên chính là hai phạm trù đan xen nhau. Tuy nhiên, những cảnh thiên nhiên trong bài dường như chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tâm trạng, gửi gắm nỗi niềm nhớ nhà của mình trong đó mà thôi. Và cũng vì lý do này mà chúng ta nói, bài thơ này chính là sự kiện độc đáo của một tâm trạng.