2.Cấu trúc địa hình của Nam Mĩ có 3 phần:
-Phía Tây:
+Cao nguyên đồ sộ nhất châu Mĩ, cao trung bình từ 3000 – 5000m, nhiều núi xen kẽ cao nguyên và thung lũng.
+Cảnh quan thay đổi từ Bắc xuống Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp.
-Ở giữa:
+Địa hình rộng lớn gồm đồng bằng Ô ri nô cô, Amazon, Pampa, Laplata.
+Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm bao phủ, là vựa lúa và vùng chăn nuôi lớn của Nam Mĩ.
-Phía Đông:
+Gồm sơn nguyên Guyana, Brazin hình thành lâu đời, bị bào mòn cắt xẻ mạnh.
+Cảnh quan chủ yếu là rừng rậm nhiệt đới ẩm.
3.Vì phía đông đón gió tín phong thổi theo hướng Đông Nam thường xuyên từ biển thổi vào cho nên ⇒ mưa nhiều rừng rậm phát triển.
4.*Đặc điểm khí hậu của Trung và Nam Mĩ:
- Trung và Nam Mỹ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái Đất:
+ Khí hậu xích đạo.
+ Khí hậu cận xích đạo.
+ Khí hậu nhiệt đới.
+ Khí hậu cận nhiệt đới.
+ Khí hậu ôn đới.
+ Khí hậu núi cao.
*Dải đất duyên hải phía Tây của dãy An –đét lại có hoang mạc là do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pê-ru. Đây là dòng biển chạy sát bờ phía tây, hơi nước từ biển vào gặp lạnh bị ngưng đọng thành sương mù. Khi vào trong đất liền, không khí đã mất hơi nước, không gây mưa, tạo điều kiện cho hoang mạc hình thành.
5.
- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.
- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.
6. cái đầu thì mình ko biết làm
- Điểm khác về sự phân bố các đô thị từ 3 triệu dân trở lên ở Trung và Nam Mĩ với Bắc Mĩ:
+Ở Trung và Nam Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố nhiều cả trên mạch núi An-đét lẫn ven biển phía đông nam.
+Ở Bắc Mĩ: các đô thị từ 3 triệu dân trở lên phân bố chủ yếu ở phía đông.
-Các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Xan-ti-a-gô, Ri-Ô đê Gia-nê-rô, Xao Pao-lô, Bu-ê-nôt Ai-ret.
-Qúa trình đô thị hóa diễn ra nhanh trong bối cảnh hiện nay là điều rất tốt. Tuy nhiên, đô thị hóa diễn ra nhanh trong khi nền kinh tế còn chưa phát triển, chủ yếu là đô thị hóa tự phát thì lại gây nên rất nhiều những vấn đề xã hội nảy sinh như:
+Nạn thất nghiệp, thiếu việc làm.
+Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều.
+An ninh, trật tự xã hội diễn ra nhiều nơi...
+Xuất hiện những khu nhà ổ chuột, sinh hoạt khó khăn, nghèo đói.
7.
– Sự bất hợp lí:
+Đất đai phần lớn nằm trong tay địa chủ và các công ti tư bản nước ngoài. Các đại điền chủ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
+Người nông dân Trung và Nam Mĩ chỉ sở hữu những mảnh đất bé nhỏ, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.Tuyệt đại bộ phận nông dân lại không có đất canh tác. Đất của nông dân có quy mô nhỏ, đất xấu dùng để trồng lương thực phục vụ nhu cầu trong nước, vì vậy phần lớn các nước đều thiếu lương thực.
-Chính sự bất hợp lí này đã làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, vì người dân không có điều kiện cải tiến kĩ thuật canh tác, bị lệ thuộc vào các đại điền chủ; trong khi trên diện tích lớn của đại điền chủ canh tác theo lối quảng canh, năng suất thấp. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ vừa xuất khẩu nông sản nhiệt đới, vừa nhập khẩu lương thực.