Tục ngữ có câu: “Tiền rừng, bạc biển” hay “Rừng vàng, biển bạc” nhưng không có nghĩa rừng, biển là kho tàng vô tận. Cây chặt mãi cũng phải hết; tôm cá nào sinh sản cho kịp với kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ, bằng điện, bằng hóa chất của không ít người tham lam, vô ý thức hiện nay. Nếu khai thác không đi đôi với giữ gìn, bảo vệ và phát triển thì hai nguồn tài nguyên lớn ấy sẽ dần dần cạn kiệt. Hiện nay, các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh ô nhiễm đã đến mức báo động. Không khí mịt mù khói xăng, khói từ các nhà máy, các xí nghiệp thải ra. Khí thải, chất thải, nước thải không được xử lý kịp thời cũng là nguồn bùng phát và lây lan bệnh dịch. Có thể nói môi trường ô nhiễm tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho cuộc sống và tính mạng con người nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó. Không ít người có thói xấu là vứt rác, đổ nước bẩn, khạc nhổ, phóng uế bừa bãi ra nơi công cộng, làm cho cảnh quan đô thị trở nên nhếch nhác, kém văn minh. Việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân là rất quan trọng và cần thiết, phải làm thường xuyên, liên tục.
Ngay cả nông thôn trước đây vốn là nơi trong lành, yên tĩnh nhưng hiện tại, với tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh chóng thì điều đó đã thay đổi. Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật của nông dân cũng gây ra nhiều tác hại như việc lạm dụng hóa chất, thuốc trừ sâu trong trồng trọt, chăn nuôi dẫn đến ô nhiễm đất đai, ô nhiễm nguồn nước sạch, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, sức sản xuất.
Môi trường xanh, sạch, đẹp là môi trường lý tưởng cho cuộc sống con người, bởi thế mỗi cá nhân phải có ý thức bảo vệ nó. Ý thức đó không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà phải biến thành hành động cụ thể hằng ngày như trồng thêm cây xanh, tiết kiệm nước sạch, thực hiện nếp sống văn minh nơi công
Vì vậy mooix người cần có ý thức bảo vệ môi trường