Câu 3:
a) Xuất hiện màu nâu đỏ do khí clo đã tác dụng với KBr tạo thành sản phẩm có chứa Br2.
2KBr + Cl2 → 2KCl + Br2
b) Xuất hiện màu xanh vì trong nước clo có chứa khí clo đã tác dụng với KI tạo thành sản phẩm có chứa I2.
2KI + Cl2 → 2KCl + I2
I2 tác dụng với tinh bột tạo thành hợp chất có màu xanh.
c) Dung dịch quì tím hóa đỏ rồi mất màu.
Vì:
-Dưới tác dụng của ánh sáng, AgCl phân hủy thành Ag và Cl2
AgCl →(as) Ag + Cl2
-Cl2 tác dụng với nước trong dung dịch quì tím tạo thành HCl và HClO (phản ứng thuận nghịch) nên quì ban đầu hóa đỏ (do HCl), sau đó mất màu ( do HClO là chất có tính oxi hóa mạnh)
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
d) Dung dịch nước Br2 mất màu vì SO2 đã khử Br2 có màu thành HBr không màu.
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
e) Vì flo oxi hóa nước ngay cả ở điều kiện thường, tạo thành HF và O2; cả hơinước cũng bốc cháy khí tiếp xúc với khí flo.
2F2 + 2H2O → 4HF + O2
f) Vì nếu đựng khí clo trong bình thép ướt, Cl2 sẽ tác dụng với nước trong bình thép ướt tạo thành HCl và HClO (phản ứng thuận nghịch), HCl tác dụng với Fe (thành phần trong thép) làm mòn bình.
Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO
2HCl + Fe → FeCl2 + H2↑
2. Điều chế các chất:
Câu 1: Hình thứ nhất mô tả cách thu khí clo (hình này có trong phần điều chế khí clo). Vì khí clo nặng hơn không khí.