`1.` “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15-1-1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27-1-1973).
-> Mĩ chấp nhận kí Hiệp định Pari do bị thua trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc cuối năm 1972 (“Điện Biên Phủ trên không”)
`2.` Tại kỳ họp này, vào ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội đã đưa ra Nghị quyết của kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VI, trong đó: Quyết định đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Thủ đô là Hà Nội. Đổi tên Sài Gòn và tỉnh Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
`3.` Nhà máy thủy điện Hòa Bình đc khởi công xây dựng vào năm 1979 và hoàn thành vào năm 1988.
`4.` Ngày 25 - 4 - 1976 là ngày vui nhất của nhân dân ta vì: Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tổ chức trong cả nước. Thành phố Hà Nội tràn ngập cờ và hoa. Nhân dân phấn khởi thực hiện quyẽn công dân của mình.
`5.` Mục đích mở đường Trường Sơn là để chi viện lương thực, vũ khí, sức người… cho chiến trường miền Nam. Ngày 19/5/1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
`6.` Khu vực Đông Nam Á sản xuất được nhiều lúa gạo vì có nhiều điều kiện thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, địa hình bằng phẳng.
- Khí hậu gió mùa nóng ẩm phù hợp với điều kiện sinh thái của lúa gạo.
- Thị trường tiêu thụ lớn.
`7.` Đặc điểm hoang mạc Xa – ha – ra: Khí hậu khắc nghiệt, ngày nắng nóng đêm lạnh. Khí hậu khô hạn nên khắp nơi chỉ toàn bãi đá khô khốc, bãi cát mênh mông, ít sông hồ.
`8.` Phần lớn ánh mặt trời chiếu xuống bề mặt bị phản chiếu trở lại bởi bề mặt băng trắng xóa. Việc nhận được ít năng lượng từ mặt trời cộng với độ cao địa hình (Nam Cực là lục địa cao nhất thế giới với 2,800m trên mực nước biển) làm cho Nam Cực có khí hậu lạnh nhất trên địa cầu ).
`9.` Châu Mỹ (America) là một châu lục nằm ở Tây Bán Cầu. Châu lục này bao gồm lục địa Bắc Mỹ, eo đất Trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ.
`10.` Châu Á có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới vì: Châu Á trải dải từ gần cực Bắc tới quá Xích đạo.
xin hay nhất ạ