Câu 1: Đoạn thơ trích từ văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. Hoàn cảnh ra đời: Một tháng trước khi tác giả mất, lúc ông đang nằm trên giường bệnh. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người và khát vọng cống hiến, hòa nhập của nhà thơ.
Câu 2: Khung cảnh mùa xuân đc khắc họa qua những hình ảnh dòng sông xanh, hoa tím biếc, chim chiền chiện ... Tác giả chọn những hình ảnh đó vì dòng sông và sắc tím của hoa là đặc trưng của mùa xuân xứ Huế. Bức tranh thêm sinh động khi hòa cùng âm thanh thánh thót của loài chim chiền chiện, báo hiệu mùa xuân đã về.
Câu 3: Ẩn dụ "giọt long lanh" là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ. Một vật tưởng như vô hình đọng lại thành từng giọt. Đó có thể là giọt âm thanh, hay giọt mưa xuân ... Nhà thơ “đưa tay” “hứng” lấy từng giọt thể hiện một tình cảm yêu thương, trân trọng sâu sắc vẻ đẹp tạo hóa ban tặng.
Câu 4: Mùa xuân đã lưu dấu ấn vào nhiều trang viết nhưng khi đến với thơ Thanh Hải, nó lại mang những vẻ đẹp riêng. Không như những nhà thơ khác tìm về những loài hoa cao sang: đào, mai ... (thành phần phụ chú) Thanh Hải lại miêu tả thiên nhiên mùa xuân với “hoa tím biếc” giản dị, mộc mạc, đầy chất thôn quê. Qua đó cho ta thấy tình yêu thiên nhiên mãnh liệt của tác giả. Mặc dù viết bài thơ trong những ngày đông u ám, nhưng ông vẫn cảm nhận được vẻ đẹp lung linh của xuân về. Chỉ với sáu câu thơ ngắn gọn, Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp đưa ta về với xứ Huế mộng mơ.