- Cấu trúc không gian của phân tử ADN:
· ADN là chuỗi xoắn kép gồm hai mạch đơn, xoắn theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải)
· Dài hàng trăm Micrômet (um), rộng 20 `A^o`
· Mỗi chu kì xoắn cao hình chiếu 34 `A^o`, gồm 10 cặp Nuclêôtit xếp cách đều nhau
· Mỗi Nuclêôtit có khối lượng trung bình là 300 đvC
- Cấu trúc hóa học của phân tử ADN:
· Mỗi mạch đơn có từ hàng `10^4` đến `10^6` đơn phân gọi là Nuclêôtit (Nu)
· Mỗi Nuclêôtit có 3 thành phần: `H_3PO_4`; đường `C_5H_10O_4` và bazơ nitric có tính kiềm yếu
· Có 4 loại Nuclêôtit: Ađênin (A); Timin (T); Guanin (G); Xitôzin (X) phân biệt nhau do khác nhau ở bazơ nitric
· Các Nuclêôtit trên mỗi mạch đơn nối với nhau nhờ liên kết cộng hóa trị thực hiện giữa đường `C_5H_10O_4` của một Nuclêôtit với `H_3PO_4` của Nuclêôtit bên cạnh. Trình tự các Nuclêôtit trên mạch đơn ADN mỗi loài rất nghiêm ngặt và đặc trưng
· Các Nuclêôtit trên hai mạch đứng đối diện từng cặp, cách đều nhau `3,4` `A^o`, nối nhau bằng liên kết Hiđrô yếu và theo nguyên tắc bổ sung:
+ A và T liên kết với nhau bằng `2` liên kết Hiđrô
+ G và X liên kết với nhau bằng `3` liên kết Hiđrô
→ Nếu biết trình tự các Nuclêôtit ở một mạch ta sẽ xác định được trình tự các Nuclêôtit ở mạch kia