1, Trong đoạn thơ, Tiếng Việt được nhắc tới với những đặc điểm đó là: là thứ tiếng của làng của nước; là thứ tiếng vẹn nguyên gắn liền với những năm tháng lịch sử hào hùng dựng và giữ nước đầu tiên, là thứ tiếng mang bao nhiêu xúc cảm của trái tim con người và cũng là thứ tiếng có âm vang như dây đàn, tiếng sáo.
2, Ở khổ thơ đầu, tiếng việt được đặt trong những sự chi phối của địa lý Việt Nam (đảo nhỏ ngoài khơi xa), chi phối của lịch sử (thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa) và chịu sự chi phối của đặc điểm kinh tế của nước ta, đó là kiểu sinh hoạt làng, nước
Khổ thơ giúp người đọc hiểu về quá trình xuất hiện và quá trình phát triển vô cùng thăng trầm của Tiếng Việt. Ngày nay, tiếng việt vẫn là thứ tiếng chứa đựng biết bao nhiêu giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc từ lúc lập nước cho đến giờ.
3,
Nhà thơ đã tạo ra sự đối sánh để làm nổi bật lên giá trị của riêng Tiếng Việt, đó là tiếng mẹ đẻ của dân tộc Việt Nam anh hùng, chứa đựng biết bao nhiêu thăng trầm về lịch sử và văn hóa nhưng vẫn tồn tại được cho đến tận ngày nay
4,
Hai câu thơ cuối được sử dụng biện pháp tu từ so sánh Tiếng Việt mang đến xúc cảm và có âm điệu như tiếng sáo, như dây đàn máu nhỏ. Nhờ có biện pháp so sánh này mà Tiếng Việt hiện lên là thứ tiếng giàu thanh âm và cảm xúc, như tiếng sáo trong trẻo hay tiếng đàn máu nhỏ xuống thanh thoát. Bên cạnh đó, tiếng Việt còn là thứ tiếng chứa đựng giá trị của dân tộc và chứa đựng những cảm xúc từ tận sâu trái tim người Việt.