1. Đặc điểm của môi trường – Vị trí: Phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 chí tuyến hoặc giữa đại lục Á- Âu. – Khí hậu: Khô hạn, khắc nghiệt, động thực vật nghèo nàn. – Nguyên nhân: Nằm ở nơi có áp cao thống trị, hoặc ở sâu trong nội địa,… – Hoang mạc đới nóng: Biên độ nhiệt trong năm cao, có mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng. – Hoang mạc đới ôn hòa: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không quá nóng, mùa đông rất lạnh.
2. Sự thích nghi của thực vật, động vật với môi trường – Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn khắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất hơi nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể. + Thực vật: Một số lá biến thành gai hay lá bọc sáp, phần lớn có thân lùn, bộ rễ to và dài để hút nước dưới sâu, rút ngắn chu kì sinh trưởng. + Động vật: Ban ngay vùi mình trong cát, kiếm ăn ban đêm. Có khả năng chịu đói khát và đi xa tìm thức ăn nước uống.
1. Hoạt động kinh tế – Hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc sống trong hoang mạc là chăn nuôi du mục và trồng trọt trong các ốc đảo. – Hoạt động kinh tế hiện đại: Ngày nay các tiến bộ kinh tế khoan sâu…con người đang tiến vào khai thác hoang mạc. Hoạt động du lịch cũng tương đối phát triển.
2. Hoang mạc ngày càng mở rộng + Nguyên nhân: – Do cát lấn, do thời kì khô hạn kéo dài – Do con người khai thác cây xanh quá mức, khai thác đất bị cạn kiệt ko được đầu tư cải tạo. + Hậu quả: Diện tích đất trồng bị thu hẹp. + Biện pháp: – Khai thác nước ngầm bằøng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào. – Trồng cây gây rừng để chống lại cát bay và cải thiện điều kiện khí hậu.