Câu 1:
- Do hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất, nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc phải gánh chịu nhiều tai họa bởi chính sách khai thác thuộc địa của các đế quốc thực dân sau chiến tranh.
- Đặc biệt là tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, quan trọng nhất là vai trò của giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở các nước này.
Câu 2:
- Ngày 4-5-1919: Phong trào Ngũ Tứ.
- Sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin và việc thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc (tháng 7-1921).
- Năm 1926-1927: Chiến tranh cách mạng.
- Năm 1927 - 1937: Nội chiến.
- Tháng 7-1937: Cuộc kháng chiến chống Nhật, Quốc-Cộng hợp tác chống Nhật.
Câu 3:
- Phong trào diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia. Giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
- Đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
- Phong trài dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, chưa có phong trào nào thắng lợi, nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.Từ năm 1940, chống chủ nghĩa phát xít.
Câu 4:
1-5-1919: Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (Đông Á)
1919-1922: Thổ Nhĩ Kì - Cộng hòa Thổ Nhĩ Kì (Tây Nam Á)
1921-1924: Cộng hòa nhân dân Mông Cổ (Đông Bắc Á)
1901-1936: Lào: khởi nghĩa của Ong Kẹo và Cam-ma-đam (Đông Dương)
1918-1920-1926: Cam-pu-chia: phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra (Đông Dương)
1930-1931: Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam (Đông Dương)
1930-1935: Cam-pu-chia: cách mạng dân chủ tư sản: nhà sư A-cha Ham chiêu (Đông Dương)
1926-1927: In-đô-nê-xi-a: tại Gia-va và Xu-ma-xtra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi bị đàn áp quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu - các nô (Đông Nam Á hải đảo)
Chúc bạn học tốt!