Trong 5 (ph) của chuyển động nhanh dần đều, vận tốc của vật tăng từ 1 (m/s) đến 6 (m/s). Trong khoảng thời gian đó vận tốc của vật có giá trị trung bình bằngA. 3,5 (m/s). B. 3 (m/s). C. 2,5 (m/s). D. 1 (m/s).
Gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đềuA. tỉ lệ nghịch với bình phương vận tốc (v2) với R là hằng số. B. tỉ lệ nghịch với vận tốc (v) với R là hằng số. C. tỉ lệ thuận với vận tốc (v) với R là hằng số. D. tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc (v2) với R là hằng số.
Hai ô tô chuyển động với cùng tốc độ 100km/h theo hai hướng vuông góc nhau. Tốc độ tương đối giữa hai ô tô làA. 100 km/h B. 50km/h C. 100km/h D. 200km/h
Một quả cầu có trọng lượng P= 50N được treo vào tường bằng dây hợp với tường một góc α = 20°. Bỏ qua ma sát giữa quả cầu và tường. Lực căng dây và phản lực của tường tác dụng lên quả cầu xấp xỉ làA. 47N; 138N. B. 138N; 47N. C. 18N; 53N. D. 53N; 18N.
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vìA. vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế. B. giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế. C. mặt chân đế của xe quá nhỏ. D. xe chở quá nặng.
** Người ta muốn lật một thùng gỗ trọng lượng p bằng một lực luôn giữ song song với sàn. Cho d = h/.Lực có độ lớn nhỏ nhất khi α bằng A. 30°. B. 45°. C. 60°. D. 90°.
Có bốn vật nằm trong mặt phẳng (x, y). Vật 1 có khối lượng 5kg ở tọa độ (0; 0)m. Vật 2 có khối lượng 3kg ở tọa độ (0,4)m. Vật 3 có khối lượng 4kg ở tọa độ (3; 0)m. Hỏi vật 4 có khối lượng 8kg đặt ở đâu để trọng tâm của hệ 4 vật ở tọa độ (0; 0)m ?A. (1,5; 1,5)m. B. (-1,5; 0)m. C. (-1,65; 0)m. D. (-1,5; -1,5)m.
Một vật trượt từ trạng thái nghĩ xuống một mặt phẵng nghiêng với góc nghiêng a so với phương ngang.Nếu hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẵng nghiêng là 0,27 thì trong giây đầu tiên vật trượt được một đoạn đường bằngA. 1,7m B. 1,3m C. 1,5m D. 1m
Các dạng cân bằng của vật rắn làA. cân bằng bền, cân bằng không bền. B. cân bằng không bền, cân bằng phiếm định. C. cân bằng bền, cân bằng phiếm định. D. cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định
Thanh AB tựa trên trục quay O (OB = 2 . OA) và chịu tác dụng của hai lực A và B FA = FB.Thanh AB sẽ quay quanh O theo A. chiều kim đồng hồ. B. ngược chiều kim đồng hồ. C. không quay, nằm cân bằng. D. chưa đủ dữ liệu để trả lời câu hỏi.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến