Một hỗn hợp X gồm propin và etilen. Nếu đốt m (g) hỗn hợp X ta thu được 4,84 gam CO2. Nếu làm no hoàn toàn m (g) hỗn hợp X cần 1344 cm^3 H2 (đktc).
a. Tính giá trị m.
b. Tính khối lượng dung dịch brom 5% cần để làm no hoàn toàn m (g) hỗn hợp X.
Đặt nC3H4 = a và nC2H4 = b
C3H4 + 4O2 —> 3CO2 + 2H2O
a…………………………3a
C2H4 + 3O2 —> 2CO2 + 2H2O
b……………………….2b
nCO2 = 3a + 2b = 0,11 (1)
C3H4 + 2H2 —> C3H8
a…………..2a
C2H4 + H2 —> C2H6
b………….b
nH2 = 2a + b = 0,06 (2)
(1)(2) —> a = 0,01 và b = 0,04
—> mX = 40a + 28b = 1,52
C3H4 + 2Br2 —> C3H4Br4
C2H4 + Br2 —> C2H4Br2
nBr2 = 2a + b = 0,06
—> mddBr2 = 0,06.160/5% = 192 gam
Cho 2,64 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B cùng hóa trị (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học ) vào 600ml dung dịch HCl 0,2M. Sau khi phản ứng xong, lọc lấy phần dung dịch đem cô cạn thu được 6,34 gam hỗn hợp muối khan.
a, Chứng minh hỗn hợp X tan không hết.
b, Tính thể tích khí thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Xác định tên A và B, biết tỉ lệ số mol hai kim loại trong hỗn hợp X là 1:2.
Ở điều kiện tiêu chuẩn, lấy 1,12 lit hỗn hợp X (gồm Metan và Axetilen) cân nặng 1,175 gam.
a. Tính thành phần trăm về thể tích và khối lượng của hỗn hợp X.
b. Trộn V lit khí X với V’ lit hidrocacbon A thu được hỗn hợp Y cân nặng 271 gam. Nếu đem trộn V’ lit khí X với V lit hidrocacbon A thì được hỗn hợp Z nặng 206 gam. Tìm công thức phân tử của A, biết V’ – V = 44,8 lit. Các thể tích đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
Nhiệt phân hỗn hợp gồm 40,3 gam KMnO4 và KClO3, sau một thời gian thu được khí O2 và 29,9 gam chất rắn Y gồm KMnO4, K2MnO4, MnO2 và KCl. Để hòa tan Y cần vừa đủ dung dịch 0,7 mol HCl. Phần trăm khối lượng KMnO4 bị nhiệt phân là:
A. 80% B. 70% C. 60% D. 50%
Cho 120 cm^3 hỗn hợp propin, propylen và hidro qua Ni nung nóng thu được 50 cm^3 một hidrocacbon no duy nhất (các thể tích khí đo cùng điều kiện).
a. Tính % theo thể tích của hỗn hợp.
b. Tính thể tích không khí (đktc) dùng để đốt cháy lượng hỗn hợp trên.
Trộn a gam một rượu đơn chức với b gam một axit đơn chức rồi chia hỗn hợp thành 3 phần bằng nhau
a. Xác định công thức của rượu và axit
b. Tính giá trị của a và b
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến