Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Tim — người Mĩ — đạt được là 9,86 giây a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là đều hay không đều ? Tại sao ? b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.A.B.C.D.
A.B.C.D.
Xác định phép tu từ và tác dụng của các phép tu từ đó trong các ví dụ sau:a. “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.” (“Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)b. “Áo chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” (“Việt Bắc” – Tố Hữu)c. “Một giọt máu đào hơn ao nước lã.” (Tục ngữ)d. “Gươm mài đá, đá núi cũng mòn, Voi uống nước, nước sông phải cạn. ” (“Bình Ngô đại cáo”– Nguyễn Trãi) e. "Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng.” (“Nhớ con sông quê hương” – Tế Hanh) f.“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” (“Tuyên ngôn Độc lập” – Hồ Chí Minh)g. “Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. ” (“Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến)A.B.C.D.
Các từ in đậm sau đây, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Chuyển theo phương thức nào? a. “Con ở miền Nam (1) ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát.” (Viễn Phương) “Gửi miền Bắc lòng miền Nam (2) chung thủy Đang xông lên chống Mĩ tuyến đầu.” (Lê Anh Xuân)b. “Đuề huề lưng túi gió trăng, Sau chân (1) theo một vài thằng con con.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) “Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân(2) mây mặt đất một màu xanh xanh.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)A.B.C.D.
a. Đọc kĩ đoạn thơ sau, rồi thực hiện các yêu cầu: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, Tin sương luống những rày trông mai chờ. Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.” (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Tìm hai từ đồng nghĩa với từ “tưởng”. Có thể thay thế các từ tìm được cho từ “tưởng” không? Vì sao?b. Cho các ví dụ sau:- “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.” (Ca dao)- “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.” (Nguyễn Khoa Điềm, “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”) Giải thích nghĩa của các từ: “chiều”, “mặt trời” trong các ví dụ trên. Xác định hiện tượng từ nhiều nghĩa, từ đồng âm trong các ví dụ nêu trên. Từ đó, chỉ ra nét giống và khác nhau của hai loại từ này. A.B.C.D.
a. Xác định các trường từ vựng có trong đoạn thơ sau: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu? Giấy đỏ buồn không thắm; Mực đọng trong nghiên sầu…” (Vũ Đình Liên, “Ông đồ”)b. Em hãy vận dụng những kiến thức đã học về trường từ vựng để viết một đoạn văn phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ sau: “Áo đỏ em đi giữa phố đông Cây xanh như cũng ánh theo hồng Em đi lửa cháy trong bao mắt Anh đứng thành tro, em biết không?” (Vũ Quần Phương, “Áo đỏ”)A.B.C.D.
Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau. Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập. a.“Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn”. (“Bến quê” – Nguyễn Minh Châu) b. “Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.” (“Lặng lẽ Sa Pa” – Nguyễn Thành Long) c. Hãy bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây nhiễm môi trường đang gia tăng. d. “Quê hương ơi ! Lòng tôi cũng như sông Tình Bắc Nam chung chảy một dòng. ” (Nhớ con sông quê hương – Tế Hanh) e. “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ.” (Làng - Kim Lân)A.B.C.D.
Chỉ ra các phép liên kết trong những đoạn văn sau : a. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn : hôm nay tôi đi học. (Thanh Tịnh) b. Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi) c. Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng) d. Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. (Nam Cao)A.B.C.D.
Câu nào trong các đoạn trích sau đây chứa hàm ý ? Dựa vào ngữ cảnh, xác định nội dung của từng hàm ý : a. Ngủ yên ! Ngủ yên ! Cò ơi, chớ sợ ! Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng ! (Chế Lan Viên, “Con cò”) b. Cô tôi liền vỗ vai tôi cười mà nói rằng : - Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ. Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ. Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngân dài ra thật ngọt, thật rõ, quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn. (Nguyên Hồng, “Những ngày thơ ấu”)A.B.C.D.
Tóm tắt truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.A.B.C.D.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến