Trong một hộp đen có chứa một mạch điện gồm hai phần tử mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng là 100 V thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu phần tử 1 là 100 V, giữa hai đầu phần tử 2 là 200 V. Hai phần tử 1 và 2 tương ứng làA. tụ điện và cuộn dây không thuần cảm. B. tụ điện và cuộn dây thuần cảm. C. điện trở thuần và tụ điện. D. điện trở thuần và cuộn dây.
Mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R và cuộn dây thuần cảm kháng L. Khi R = R0 mạch có công suất trong mạch đạt giá trị cực đại Pmax. Nếu chỉ tăng giá trị điện trở lên R’ = 2R0 thì công suất của mạch là bao nhiêu? biết các đại lượng khác (U, f, L) không đổi.A. 2Pmax. B. Pmax/2. C. 0,4Pmax. D. 0,8Pmax.
Đầu O của một sợi dây đàn hồi nằm ngang dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ 3 cm với tần số 2 Hz. Sau 2 s sóng truyền được 2 m. Chọn gốc thời gian là lúc điểm O đi qua VTCB theo chiều dương. Li độ của điểm M cách O một khoảng 2 m tại thời điểm 2 s làA. xM = 0 cm B. xM = 3 cm C. xM = -3 cm D. xM = 1,5 cm
Mạch điện xoay chiều gồm biến trở R, cuộn dây và tụ điện mắc nối tiếp. Biết cuộn dây có điện trở thuần r = 30Ω, độ tự cảm L = H, tụ điện có điện dung C = mF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều 220V – 50Hz. Để công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại thì giá trị của biến trở phải bằngA. 0 B. 10 C. 40 D. 50
Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, khối lượng tổng cộng là m0, khi chúng kết hợp lại với nhau để tạo thành một hạt nhân thì có khối lượng m. Gọi ΔE là năng lượng liên kết và c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Biểu thức nào sau đây luôn đúng:A. m = m0. B. ΔE = (m0 - m).c2. C. m > m0. D. m < m0.
** Một êlectron được tăng tốc trong điện trường có hiệu điện thế 1200 (V).Bước sóng ĐơBrơi của êlectron đó là:A. λ = 0,35.10–11 m. B. λ =3,5.10–10 m. C. λ = 3,5.10–11 m. D. λ = 0,35.10–10 m.
Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 2,69 MeV bắn vào hạt nhân Liti đứng yên ta thu được 2 hạt α có cùng động năng . cho mp = 1,,0073u; mLi = 7,0144u; m α =4,0015u ; 1u = 931 MeV/c2 . Tính động năng và vận tốc của mỗi hạt α tạo thành? A. 9,755 MeV ; 3,2.107m/s B. 10,5 MeV ; 2,2.107 m/s C. 10,55 MeV ; 3,2.107 m/s D. 9,755.107 ; 2,2.107 m/s.
Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng hạt nhân toả năng lượng?A. Các hạt nhân sinh ra có năng lượng liên kết lớn hơn các hạt nhân tham gia phản ứng. B. Các hạt nhân sinh ra có năng lượng liên kết bé hơn các hạt nhân tham gia phản ứng. C. Các hạt nhân sinh ra có năng lượng liên kết bằng các hạt nhân tham gia phản ứng. D. Các hạt nhân sinh ra luôn có năng lượng liên kết nhỏ hơn 1 (MeV).
Na là chất phóng xạ β- và tạo thành Mg. Sau thời gian 105 giờ, độ phóng xạ của nó giảm đi 128 lần. Chu kì bán rã của Na là:A. T= 15h. B. T = 3,75h. C. T = 30h. D. T = 7,5h.
Chất phóng xạ pôlôni (Po) có chu kì bán rã T = 138 ngày. Một lượng ban đầu m0, sau 276 ngày chỉ còn lại 12 (mg). Lượng Po ban đầu là:A. m0 = 36 mg. B. m0 = 24 mg. C. m0 = 60 mg. D. m0 = 48 mg.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến