Cho bộ nguồn gồm 6 acquy giống nhau được mắc thành hai dãy song song với nhau, mỗi dãy gồm 3 acquy mắc nối tiếp với nhau. Mỗi acquy có suất điện động E = 2 (V) và điện trở trong r = 1 (Ω). Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn lần lượt là:A.Eb = 12 (V); rb = 6 (Ω). B.Eb = 6 (V); rb = 1,5 (Ω)C.Eb = 6 (V); rb = 3 (Ω). D.Eb = 12 (V); rb = 3 (Ω).
Đo suất điện động của nguồn điện người ta có thể dùng cách nào sau đây?A.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số và một ampekế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của ampe kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.B.Mắc nguồn điện với một điện trở đã biết trị số tạo thành một mạch kín, mắc thêm vôn kế vào hai cực của nguồn điện. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.C.Mắc nguồn điện với một điện trở có trị số rất lớn và một vôn kế tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.D.Mắc nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn tạo thành một mạch kín. Dựa vào số chỉ của vôn kế cho ta biết suất điện động của nguồn điện.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng toả nhiệt trong dây dẫn khi có dòng điện chạy qua là:A. Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion(+) khi va chạm.B.Do năng lượng dao động của ion (+) truyền cho eclectron khi va chạm.C.Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron truyền cho ion (-) khi va chạm.D.Do năng lượng của chuyển động có hướng của electron, ion (-) truyền cho ion (+) khi va chạm.
Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có anốt làm bằng đồng, điện trở của bình điện phân R = 8 (W), được mắc vào hai cực của bộ nguồn E = 9 (V), điện trở trong r =1 (W). Khối lượng Cu bám vào catốt trong thời gian 5 h có giá trị là:A.5 (g). B.10,5 (g). C.5,97 (g).D.11,94 (g).
Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U = 2000 (V) là A = 1 (J). Độ lớn của điện tích đó làA.q = 2.10-4 (C) B.q = 2.10-4 (μC) C. q = 5.10-4 (C) D.q = 5.10-4 (μC)
Một điện tích q = 10-7 (C) đặt tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm Q, chịu tác dụng của lực F = 3.10-3 (N). Cường độ điện trường do điện tích điểm Q gây ra tại điểm M có độ lớn là:A. EM = 3.105 (V/m) B.EM = 3.104 (V/m)C.EM = 3.103 (V/m) D.EM = 3.102 (V/m)
Giả sử người ta làm cho một số êlectron tự do từ một miếng sắt vẫn trung hoà điện di chuyển sang vật khác. Khi đóA. bề mặt miếng sắt vẫn trung hoà điện B.bề mặt miếng sắt nhiễm điện dươngC.bề mặt miếng sắt nhiễm điện âm D.trong lòng miếng sắt nhiễm điện dương
Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạng hình tròn bán kính 3 (cm), đặt cách nhau 2 (cm) trong không khí. Điện dung của tụ điện đó là:A.C = 1,25 (pF). B.C = 1,25 (nF). C.C = 1,25 (́F). D.C = 1,25 (F).
Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (μF), C2 = 30 (μF) mắc nối tiếp với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là:A.U1 = 60 (V) và U2 = 60 (V).B.U1 = 15 (V) và U2 = 45 (V).C.U1 = 45 (V) và U2 = 15 (V). D.U1 = 30 (V) và U2 = 30 (V).
A.t=5s B.t=6s C.t=2s D.t=3s
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến