Một nguyên tố X có thể tạo ra nhiều oxit axit. Lấy muối natri của axit có chứa X phân tích thì thấy: %Na = 32,4%; %X = 21,8; %O = 45,1%; %H = 0,7. Xác định CTPT của muối.
Công thức của X là NaxHyXzOt
—> x : y : t = %Na/23 : %H/1 : %O/16 = 1,4 : 0,7 : 2,8 = 2 : 1 : 4
Vậy muối là Na2HXzO4
—> M muối = 23.2/32,4% = 142
—> z.MX = 142 – 23.2 – 1 – 16.4 = 31
—> z = 1 và MX = 31: X là P
Vậy muối là Na2HPO4
Hãy tính thể tích khí Cl2 thoát ra ở anot dưới áp suất khí quyển và nhiệt độ 25 độ C khi cho dòng điện 3A đi qua bình điện phân chứa 1 lít dung dịch CuCl2 sau 6 giờ, hai điện cực của bình điện phân Pt. Hãy tính nồng độ ban đầu của dung dịch CuCl2 đủ để có được thể tích Cl2 đã tính được.
Bài1: Cần thời gian bao lâu để dòng điện 2A đi qua 500ml dung dịch NiSO4 0,1N làm kết tủa hoàn toàn Ni ở catot khi hiệu suất 96%
Bài 2: Cho dong điện 5A đi qua bình điện phân chứa 2 lit dung dịch NaOH 15%( d=1,1665g/ml) trong 3 ngày đêm , hai điện cực bằng Pt. Xác định nồng độ % của dung dịch NaOH sau khi điện phân
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 7,92 gam Na, Mg, Al bằng 500ml dung dịch HNO3 1,65M thu được V lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất. Tìm V và khối lượng muối khan thu được.
Đốt cháy hoàn toàn a mol 1 peptit X tạo thành từ aminoaxit mạch hở (1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) thu được b mol CO2; c mol H2O; d mol N2 (biết b – c = a).Thủy phân hoàn toàn 0,2 mol X bằng dung dịch NaOH (lấy dư gấp đôi so với lượng cần thiết) rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng tăng m gam so với peptit ban đầu. Giá trị m là?
A. 60,4 B. 60,6 C. 54,5 D. 60
X, Y (MX < MY) là hai peptit mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon và có tổng số liên kết peptit trong X, Y bằng 11. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 640 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được hỗn hợp gồm hai muối của glyxin và alanin. Đốt cháy toàn bộ lượng muối cần dùng 1,92 mol O2, thu được Na2CO3 và hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của X trong E là.
A. 58,37% B. 42,86% C. 48,64% D. 54,56%
Trộn 500 ml dung dịch NaOH nồng độ x M với 500 ml dung dịch H2SO4 nồng độ y M thu được dung dịch E. Dung dịch E có khả năng hòa tan vừa hết 1,02 gam nhôm oxit. Mặc khác, cho dung dịch E phản ứng với dung dịch BaCl2 dư thu được 23,3 gam kết tủa trắng. Xác định giá trị x và y.
Trộn 0,2 lit dung dịch H2SO4 xM vào 0,3 lit dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Để phản ứng với A cần tối đa 0,5 lit dung dịch Ba(HCO3)2 0,4M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa. Tính x và m?
X, Y, Z là ba peptit mạch hở có tổng số nguyên tử oxi là 12. Đốt cháy x mol X hoặc y mol Y cũng như z mol Z đều thu được 0,48 mol CO2. Mặt khác đun nóng 43,04 gam hỗn hợp E chứa X (x mol), Y (y mol) và Z (z mol) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 2 muối của glyxin và alanin có tổng khối lượng là 64,32 gam. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp E gần nhất với:
A. 33% B. 26% C. 42% D. 16%
Cho 9 gam Fe và Mg có tỉ lệ số mol là 1 : 1 phản ứng với HCl dư. Sau phản ứng thu được m gam muối. Tính phần trăm khối lượng muối sau phản ứng.
Thủy phân hết 0,1 mol hỗn hợp X gồm các peptit được tạo từ glyxin và alanin bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y rồi đốt cháy hết lượng muối thu được Na2CO3 và hỗn hợp khí Z gồm CO2, H2O và N2. Cho toàn bộ Z đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 59 gam kết tủa và 3,36 lít (đktc) một khí duy nhất thoát ra khỏi bình. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,1 mol hỗn hợp X là
A. 22,18 gam. B. 19,06 gam. C. 18,69 gam. D. 20,86 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến