Để xác định nhiệt độ của nguồn sáng bằng phép phân tích quang phổ, người ta dựa vào yếu tố nào sau đây?A.Quang phổ liên tục. B.Sự phân bố năng lượng trong quang phổ.C.Quang phổ hấp thụ.D.Quang phổ vạch phát xạ.
Hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\) có cấu tạo gồmA.82 prôtôn và 206 nơtron. B.82 prôtôn và 124 nơtron.C. 206 prôtôn và 124 nơtron.D.206 prôtôn và 82 nơtron.
Sự giống nhau giữa các tia \(\alpha ,\ \beta ,\ \gamma \) làA.đều là tia phóng xạ, không nhìn thấy được, được phát ra từ các chất phóng xạ.B.trong điện trường hay trong từ trường đều không bị lệch hướng.C.khả năng đâm xuyên mạnh như nhau.D.vận tốc truyền trong chân không bằng c = 3.108 m/s.
Chọn đáp án đúng? Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến:A.sự phát ra một photon khác. B.sự giải phóng một e tự do.C.sự giải phóng một e liên kết. D.sự giải phóng một cặp e và lỗ trống.
Trong thí nghiệm Y – âng về giao thoa ánh sáng, nguồn S phát bức xạ đơn sắc λ, màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng không đổi D, khoảng cách giữa hai khe S1S2 = a có thể thay đổi ( nhưng S1 và S2 luôn cách đều S ). Xét điểm M trên màn, lúc đầu là vân sáng bậc 3, nếu lần lượt giảm hoặc tăng khoảng cách S1S2 một lượng Δa thì tại đó là vân sáng bậc k và 2k. Nếu tăng khoảng cách S1S2 một lượng 3.Δa thì tại M làA.vân sáng bậc 9. B.vân sáng bậc 7.C. vân sáng bậc 6.D.vân sáng bậc 8.
Trong nguyên tử Hiđrô, bán kính quĩ đạo P của electron bằng:A.8,48.10-10m B.13,25.10-10m C.19,08.10-10m D.4,47.10-10m
Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toànA.khối lượng nghỉ.B.động năng. C. số nơtrôn. D.số nuclôn.
Sóng FM của đài tiếng nói Việt Nam có tần số f = 100 MHz. Bước sóng mà đài thu được có giá trị làA.λ = 3 m B.λ = 10 mC. λ = 5 m D.λ = 2 m
Biết mức năng lượng ở các trạng thái dừng của nguyên tử Hiđrô được xác định theo công thức \({{E}_{n}}=-\frac{13,6eV}{{{n}^{2}}}\) ( với n = 1, 2, 3 …). Tính mức năng lượng của nguyên tử Hiđrô khi electron ở lớp O.A. – 0,378 eV B.– 3,711 eV C.– 0,544 eV D.– 3,400 eV
Một mạch dao động LC lí tưởng dao động với chu kỳ T. Quãng thời gian ngắn nhất từ khi tụ bắt đầu phóng điện đến thời điểm mà cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng 0 là: A.\(\Delta t=\frac{T}{6}\). B.Δt = T. C.\(\Delta t=\frac{T}{4}\).D.\(\Delta t=\frac{T}{2}\)
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến