Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 10cm đặt trong không khí, vật sáng AB cao 2cm đặt vuông góc với truc chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng bằng d1 (điểm A nằm trên trục chính của thấu kính).
a) Tính độ tụ của thấu kính f1
b) Cho d = 20cm, hãy xác định vị trí ảnh A1B1 của vật AB tạo bởi thấu kính f1, số phóng đại ảnh và chiều cao của ảnh.
c) Tính khoảng cách AA1
d) Bây giờ người ta thay thấu kính f1 bằng thấu kính có tiêu cự f2, rồi đặt vật AB vuông góc với trục chính của thấu kính (f2) và cách thấu kính một khoảng d2, khi đó có ảnh thật nằm cách vật một khoảng nào đó. Nếu cho vật dịch lại gần thấu kính một khoảng 30cm thì ảnh tạo bởi thấu kính vẫn là ảnh thật nằm cách vật một khoảng như cũ và lớn lên gấp 4 lần. Hãy xác định f2và d2.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Nghiên cứu công việc chính yếu của giáo viên Phần Lan, người ta phát hiện ra điều thú vị này – cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục nước này – dạy học là quá trình khơi dậy lòng đam mê tự học nơi học sinh. Khi học sinh yêu thích công việc học hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng. Sự nhồi nhét ấy nếu có, chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã đầy, càng đổ càng tràn ra ngoài.
Việc học tập của học sinh bây giờ trở thành quá trình tự giác, thành niềm vui thích.
Vậy làm thế nào để học sinh đam mê việc học? Giả sử bạn được yêu cầu giặt cái áo của mình. Thật không gì chán bằng. Nhưng nếu giáo viên yêu cầu bạn cách giữ áo làm sao cho sạch nhất. Lúc này bạn bắt đầu vắt óc suy nghĩ. Vâng, cũng là việc giặt áo nhưng hai phương pháp khác nhau. Vấn đề của giáo viên là tìm ra phương pháp giảng dạy để kích thích học sinh ham học.
(Theo báo Giáo dục và Thời đại, số 269, 2014, tr.5)
Câu 1: Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A.Tự sự B. Biểu cảm C. Miêu tả D. Nghị luận
Câu 2: Theo tác giả, đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục Phần Lan?
Câu 3: Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Sự nhồi nhét ấy nếu có, chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã đầy, càng đổ càng tràn ra ngoài.
Câu 4: Anh chị có đồng tình với ý kiến cho rằng khi học sinh yêu thích công việc học hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu chúng. Vì sao?
A.
B.
C.
D.

(3 điểm)
Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trang Tử nói “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.” Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?
Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta quá quen với việc được sắp sẵn.Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.
[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống, chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát vài điệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học quan sát.
Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy.Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên.Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.
(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr.135)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2: Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì?
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng.”
Câu 4: Trong tất cả các nguyên tắc sống học được ở nhà trẻ, anh/ chị thấy nguyên tắc nào có ý nghĩa với mình nhất. Vì sao?
A.
B.
C.
D.