Chức năng của nhà nước là phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò, sứ mệnh xã hội và mục tiêu của Nhà nước. Bài viết phân tích, làm rõ khái niệm, cách hiểu về chức năng của nhà nước, cụ thể:
- Chức năng của Nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhiệm vụ của Nhà nước. Nhiệm vụ, công việc phải làm, vì một mục đích và trong một thời gian nhất định, là sự cụ thể hoá chức năng - phương hướng hoạt động của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của Nhà nước trên từng lĩnh vực quan hệ, sinh hoạt xã hội nhất định. Do chức năng của Nhà nước xuất phát từ bản chất giai cấp, vai trò, sứ mệnh xã hội của Nhà nước nên chức năng là một phạm trù tồn tại thường trực, và có tính lâu dài. Một kiểu nhà nước đang tồn tại thì các chức năng của nó vẫn hoạt động, vận hành. Nhiệm vụ cụ thể hoá chức năng của Nhà nước trên từng giai đoạn phát triển của Nhà nước thì có thể thay đổi, khi nhiệm vụ lịch sử được đặt ra trước nhà nước đã hoàn thành. Đối với nhà rước xã hội chủ nghĩa chẳng hạn, có chức năng tổ chức, phát triển, quản lí nền kinh tế xã hội được cụ thể hoá thành nhiệm vụ có tính chiến lược, lịch sử là tiến hành công nghiệp hoá đối với một giai đoạn phát triển nhất định, có thể kéo dài nhiều thập kỉ, nhưng vẫn là chỉ ở một giai đoạn phát triển nhất định.
- Chức năng của Nhà nước có thể được phân chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại. Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu của Nhà nước về mặt đối nội như chức năng chính trị, chức năng kinh tế, chức năng quản lí văn hoá, giáo dục, chức năng quản lí khoa học, kĩ thuật và công nghệ, chức năng bảo vệ các quyền công dân và quyền con người; chức năng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Chức năng đối ngoại là những hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong quan hệ với các quốc gia, các dân tộc và các tổ chức quốc tế như phòng thủ đất nước, thiết lập các quan hệ ngoại giao và hợp tác quốc tế, đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ và dân chủ trên phạm vi toàn thế giới.
# Hok tốt!