Khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra thìA. tần số góc của ngoại lực bằng tần số góc riêng của hệ dao động. B. tần số góc của ngoại lực gấp 2 lần tần số góc riêng của hệ dao động. C. tần số góc của ngoại lực đạt giá trị cực đại. D. tần số góc của ngoại lực đạt giá trị cực tiểu.
Một con lắc lò xo dao động điều hoà trên mặt phẳng ngang với chu kỳ T = 2π(s). Khi con lắc đến vị trí biên dương thì một vật có khối lượng m chuyển động cùng phương ngược chiều đến va chạm đàn hồi xuyên tâm với con lắc. Tốc độ chuyển động của m trước va chạm là 2cm/s và sau va chạm vật m bật ngược trở lại với vận tốc là 1cm/s. Gia tốc của vật nặng của con lắc ngay trước va chạm là – 2cm/s2 . Sau va chạm con lắc đi được quãng đường bao nhiêu thi đổi chiều chuyển động?A. s = $\displaystyle \sqrt{5}$cm B. 2 + $\displaystyle \sqrt{5}$ cm C. 2$\displaystyle \sqrt{5}$cm D. 2 +2$\displaystyle \sqrt{5}$cm
Một vật dao động điều hoà có pt là: x=Acosωt . Gốc thời gian t = 0 đã được chọn lúc vật ở vị trí nào dưới đây?A. Vật qua VTCB theo chiều dương quỹ đạo B. Vật qua VTCB ngược chiều dương quỹ đạo. C. Khi vật ở vị trí biên dương. D. Khi vật ở vị trí biên âm.
Vật có khối lượng m = 0,5 kg gắn vào một lò xo . Con lắc này dao động với tần số f = 2,0Hz . Lấy . Tính độ cứng của lò xo?A. 80N/cm B. 160N/cm C. 0,8N/cm D. 1,6N/cm
Đồ thị vận tốc - thời gian của một vật dao động cơ điều hoà được cho như hình vẽ.Phát biểu nào sau đây là đúng ?A. Tại thời điểm t2, gia tốc của vật có giá trị âm B. Tại thời điểm t3, li độ của vật có giá trị âm C. Tại thời điểm t1, gia tốc của vật có giá trị dương D. Tại thời điểm t4, li độ của vật có giá trị dương
Hai chất điểm M, N dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau và song song với trục tọa độ Ox. Vị trí cân bằng của M và của N đều ở trên một đường thẳng qua gốc tọa độ và vuông góc với Ox. Phương trình dao động của chúng lần lượt là x1 = 10cos2πt cm và x2 = 10$\displaystyle \sqrt{3}$cos(2πt +$\displaystyle \frac{\pi }{2}$) cm . Hai chất điểm gặp nhau khi chúng đi qua nhau trên đường thẳng vuông góc với trục Ox. Thời điểm lần thứ 2013 hai chất điểm gặp nhau làA. 16 phút 46,42s B. 16 phút 46,92s C. 16 phút 47,42s D. 16 phút 45,92s
Cho các chất: (1) NaCl; (2) Na2CO3; (3) BaCl2; (4) Ca(OH)2; (5) Na3PO4; (6) Na2SO4. Những chất có thể làm mềm nước cứng tạm thời làA. (1), (2), (3). B. (2); (4). C. (2); (4); (6). D. (2); (4); (5).
Nhận định nào không đúng về tính chất hoá học của các kim loại Na, Mg, Al? A. Na là kim loại có tính khử mạnh hơn Mg và Al. B. Na, Mg, Al đều khử dễ dàng ion H+ trong dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng thành H2. C. Al tan trong dung dịch NaOH cũng như trong dung dịch HNO3 giải phóng H2. D. Al có thể khử được nhiều oxit kim loại như: Fe2O3, Cr2O3...... ở nhiệt độ cao thành kim loại tự do.
Hỗn hợp bột X gồm Al và Fe2O3. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 5,376 lít H2 (đktc). Nếu nung nóng m gam hỗn hợp X để thực hiện hoàn toàn phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn Y. Hòa tan hết chất rắn Y với dung dịch NaOH dư thu được 0,672 lít lít H2 (đktc). Để hòa tan hết m gam hỗn hợp X cần bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M?A. 300 ml B. 450 ml C. 360 ml D. 600 ml
Nung 9,66 gam hỗn hợp bột X gồm Al và một oxit sắt trong điều kiện không có không khí, khi phản ứng nhiệt nhôm xảy ra hoàn toàn (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành sắt) thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Chia Y làm 2 phần đều nhau.- Phần 1: Hoà tan trong dung dịch NaOH dư thấy thoát ra 0,336 lít H2 (đktc).- Phần 2: hoà tan trong dung dịch HCl dư được 1,344 lít H2 (đktc).Vậy oxit sắt trong X làA. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe2O3 và Fe3O4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến