Đồ hộp đựng thực phẩm thường gồm Fe tráng thiếc Sn. Vì:1. Sn có tính khử mạnh hơn Fe.2. Sn tạo một màng oxit mỏng bảo vệ Fe.3. Khi màng ấy bị tróc, Sn bị oxi hoá trước Fe.Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau?A. Chỉ có 1. B. Chỉ có 1, 2. C. 1, 2, 3. D. Chỉ có 2.
Trong phản ứng $\displaystyle \text{C}{{\text{r}}_{\text{2}}}{{\text{O}}_{\text{7}}}^{\text{2-}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ + }\!\!~\!\!\text{ S}{{\text{O}}_{\text{3}}}^{\text{2-}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ + }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{H}}^{\text{+ }\!\!~\!\!\text{ }}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ }\xrightarrow{{}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ }\!\!~\!\!\text{ C}{{\text{r}}^{\text{3+}}}\text{ }\!\!~\!\!\text{ + X }\!\!~\!\!\text{ + }\!\!~\!\!\text{ }{{\text{H}}_{\text{2}}}\text{O}$. X làA. SO2 B. S C. H2S D. SO42-
Khử hoàn toàn 0,1 mol FexOy bằng khí CO ở nhiệt độ cao thấy tạo ra 0,3 mol CO2. Công thức oxit sắt làA. FeO. B. Fe3O4. C. Fe2O3. D. Không xác định được.
Cho hỗn hợp A gồm x mol FeS2 và y mol Cu2S tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đủ đun nóng chỉ thu được muối SO42- của các kim loại và giải phóng NO duy nhất. Tỷ lệ x/y có giá trị làA. 0,5. B. 1. C. 1,5. D. 2.
Từ m kg quặng hematit (chứa 75% Fe2O3 còn lại là tạp chất không chứa sắt) sản xuất được 140 kg gang chứa 96% sắt. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình sản xuất là 80 %. Giá trị của m làA. 256. B. 320. C. 640. D. 512.
Mệnh đề không đúng làA. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+ B. Fe khử được Cu2+ trong dung dịch. C. Fe2+ oxi hóa được Cu2+. D. tính oxihóa tăng thứ tự : Fe2+, H+, Cu2+, Ag+.
Một loại quặng chứa sắt X trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng X này trong dung dịch axit nitric có khí màu nâu bay ra, dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch bari clorua thấy có kết tủa trắng (không tan trong axit). Quặng X làA. Xiđerit. B. Manhetit. C. Hematit. D. Pirit.
Phát biểu nào sau đây không đúngA. Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước. B. Quá trình Zn(OH)2 tan trong NH3 và NaOH có bản chất khác nhau nhưng có cùng hiện tượng. C. Fe(OH)3, Fe2O3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với HNO3. D. Các phản ứng CO khử các oxit sắt đều được thực hiện ở phần thân lò.
Hòa tan hết 3,264 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Fe, CuS và Cu trong 600ml dung dịch HNO3 1M đung nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y và 1,8816 lít (đktc) một chất khí thoát ra. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 5,92 gam kết tủa. Mặt khác, dung dịch Y có thể hòa tan tối đa m gam Fe. Biết trong quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m làA. 9,760. B. 9,120. C. 11,712. D. 11,256.
Cho 8,4 gam Fe tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO, dung dịch X và còn lại 2,8 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m làA. 24,2 gam. B. 18,0 gam. C. 11,8 gam. D. 21,1 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến