Na2SO3 + KMnO4 + H2O → Na2SO4 + MnO2 + KOH
S+4 —> S+6 + 2e…………. x3
Mn+7 + 3e —> Mn+4……… x2
3Na2SO3 + 2KMnO4 + H2O → 3Na2SO4 + 2MnO2 + 2KOH
Hòa tan hoàn toàn 15,8 hỗn hợp kim loại bằng dung dịch HCl dư. Sau phản ứng chỉ thu được khí H2 và dung dịch A có chứa 58,4 gam muối. Cho khí H2 tác dụng với 8,96 lít khí Cl2 (đktc) rồi lấy sản phẩm hòa tan vào 38,1 gam nước thu được dung dịch D. Lấy 6 gam dung dịch D cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 8,61 gam kết tủa. Tính hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có cùng số mol với dung dịch HCl, thu được dung dịch Y chỉ chứa (m + 13,65) gam hỗn hợp gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Cho 640 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được (m + 28,45) gam rắn khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 0,975 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 33,2%. B. 38,5%. C. 35,4%. D. 31,9%.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (2) Cho bột Zn dư vào dung dịch CrCl3. (3) Dẫn khí H2 dư qua ống sứ chứa bột CrO nung nóng ở nhiệt độ cao. (4) Cho Ba vào lượng dư dung dịch CuSO4. (5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. Số thí nghiệm thu được kim loại là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức; một este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C và một este no, hai chức (đều mạch hở, trong phân tử mỗi este chỉ chứa một loại nhóm chức). Đun nóng 13,44 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đều no có tỉ khối hơi so với metan bằng 43/13 và hỗn hợp Z gồm hai muối có tỉ lệ mol 1 : 1. Đốt cháy hoàn toàn Z cần dùng 0,28 mol O2, thu được Na2CO3 và 0,4 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este hai chức trong hỗn hợp X là
A. 29,46%. B. 26,34%. C. 39,29%. D. 35,12%.
Cho các cặp chất với tỉ lệ mol tương ứng như sau: (a) Fe3O4 và Cu (1:1); (b) Sn và Zn (2:1); (c) Zn và Cu (1:1); (d) FeCl2 và Cu (2:1); (e) FeCl3 và Cu (1:1); (g) Sn và Pb (2:1) Số cặp chất tan hết trong một lượng dư dung dịch H2SO4 loãng nóng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Hỗn hợp X gồm ancol isopropylic, metyl fomat, anđehit malonic và ancol benzylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 11,872 lít O2 (đktc), thu được H2O và 19,36 gam CO2. Mặt khác, cho m gam X phản ứng hoàn toàn với kim loại Na dư, thu được a mol H2. Giá trị của a là
A. 0,03. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,06.
Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,48 mol), vinylaxetilen (0,36 mol), hiđro (0,64 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hồn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 812/55. Khí X phản ứng vừa đủ với 1 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,304 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,14 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 131. B. 132. C. 133. D. 134.
Hỗn hợp X gồm vinyl axetilen; buta-1,3-đien, but-1-en, butan (trong đó vinyl axetilen chiếm 45% số mol hỗn hợp). Để no hoá 0,4 mol hỗn hợp X cần 17,696 lít H2 (đktc). Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 42,93 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,24 B. 32,43 C. 35,48 D. 38,54
Phản ứng thuận nghịch giữa 3 chất A, B, C ở trạng thái khí:
A + 2B <===> C
xảy ra trong bình kín ở nhiệt độ không đổi. Lúc cân bằng nồng độ A là 0,6 mol/l, của B là 1,2 mol/l và của C là 2,16 mol/l. Sau khi thêm vào bình một lượng chất B và khi hệ đạt tới trạng thái cân bằng mới thì nồng độ C bằng 2,3 mol/l. Tính nồng độ chất B ở trạng thái cân bằng mới và lượng chất B thêm vào (ứng với mỗi lít dung tích của bình) bằng bao nhiêu?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến