- Cuộc chia tay của những con búp bê:
(+) Tác giả: Khánh Hoài.
(+) Hoàn cảnh sáng tác: "Cuộc chia tay của những con búp bê " (truyện, 1992) là tác phẩm dự cuộc thi thơ -văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen (Thụy Điển) tổ chức.
(+) Thể loại: truyện ngắn.
(+) Nội dung: câu chuyện kể về cuộc chia tay của hai anh em Thành - Thủy, kéo theo đó là cuộc chia tay của hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ.
(+) Nghệ thuật:
- Ngôi kể thứ nhất, giúp bộc lộ cảm xúc chân thật, dễ dàng.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc, tinh tế.
- Qua Đèo Ngang:
(+) Tác giả: Huyện Thanh Quan.
(+) Hoàn cảnh sáng tác: Dưới thời vua Minh Mạng, bà Huyện Thanh Quan được mời vào kinh đô Huế giữ chức Cung Trung giáo tập để dạy học cho công chúa và cung phi. Trên đường di chuyển từ Bắc Hà vào Huế, bà có dừng chân nghỉ ngơi tại Đèo Ngang - đây là lần đầu tiên bà đến nơi này. Đứng trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ của Đèo Ngang, bà tức cảnh sinh tình mà sáng tác nên bài thơ Qua đèo ngang.
(+) Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật.
(+) Nội dung: Bài thơ miêu tả về khung cảnh hoang vắng của Đèo Ngang và nỗi lòng yêu nước thầm kín của tác giả.
(+) Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Từ láy gợi hình gợi cảm và nghệ thuật đối lập, đảo ngữ.
- Nhân hoá, đảo ngữ,điệp từ, chơi chữ.
- Bạn đến chơi nhà:
(+) Tác giả: Nguyễn Khuyến.
(+) Hoàn cảnh sáng tác: Sau khi cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Khuyến đã chọn cuộc sống điền viên dân dã, giản dị. Một hôm, có người bạn tri kỉ đã lâu không gặp ghé thăm, nhưng ông lại không có gì để thiết đãi bạn. Trước tình cảnh oái oăm này, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ Bạn đến chơi nhà để tự trào đồng thời giãi bày nỗi lòng mình.
(+) Thể loại: Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
(+) Nội dung: Bài thơ nói về tình bạn vô cùng đẹp đẽ của nhà thơ Nguyễn Khuyến khiến cho bạn đọc ở mọi thế kỉ đều ngưỡng mộ. Bài thơ giống như câu chuyện nhỏ tâm tình nhỏ của tác giả qua cách sáng tạo tình huống bất ngờ độc đáo. "Bạn đến chơi nhà" đã để lại cho đời một thông điệp cao cả về tình bạn đậm đà, thắm thiết, bất chấp khó khăn về vật chất khiến thế hệ muộn đời ngưỡng mộ.
(+) Nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Cách tạo dựng tình huống thú vị.
- Tác giả đã sử dụng hàng loạt các phó từ như: khôn, không có, chửa, vừa, đương, mới,....
- Kết hợp cùng phép liệt kê: trẻ thời, chợ thời, khôn chài cá,....
- Giongj thơ hóm hỉnh, vui nhộn.
- Cảnh khuya:
(+) Tác giả: Hồ Chí Minh.
(+) Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào năm 1947, là những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và được sáng tác tại chiến khu Việt Bắc.
(+) Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
(+) Nội dung: bài thơ "Cảnh khuya" đã khắc hạ lại bức tranh núi rừng nơi Việt Bắc trong tầm nhìn của vị lãnh tụ kính yêu - Hồ Chí Minh.
(+) Nghệ thuật:
- Thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
- So sánh, miêu tả, điệp từ.
- Rằm tháng giêng:
(+) Tác giả: Hồ Chí Minh.
(+) Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ ra đời ở chiến khu Việt Bắc (1948) trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
(+) Thể loại: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
(+) Nội dung: Bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó chúng ta càng thấy cái nhìn của Bác vô cùng tinh tế và sâu sắc.
(+) Nghệ thuật:
- Sử dụng điệp từ
- Hình ảnh thơ mang màu sắc cổ điển mà vẫn bình dị, tự nhiên
- Tiếng gà trưa:
(+) Tác giả: Xuân Quỳnh.
(+) Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ: “Tiếng gà trưa” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
(+) Thể loại: Thể thơ 5 chữ.
(+) Nội dung: bài thơ "Tiếng gà trưa" đã gợi cho độc giả về hình ảnh người bà lam lũ, tần tảo, luôn một mực yêu thương cháu. Tình bà cháu của người chiến sĩ thật sâu nặng, thắm thiết, bà chắt chiu, chăm lo, quan tâm cho cháu từng li từng tí, còn cháu thì đi đánh giặc để bảo vệ cho bà và tổ quốc.
(+) Nghệ thuật:
- Hình ảnh thơ bình dị, chân thực
- Sử dụng điệp từ.
#quynhchi