Đầu thế kỉ XIX, đất nước tạm trở lại yên bình trong thống nhất. Nền kinh tế tuy có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Nông nghiệp lạc hậu, không có gì đổi mới, ruộng đất hoang hoá nhiều. Ngay từ năm 1804, nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền nhưng ruộng đất công chỉ còn khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất. Hơn nữa, theo chính sách, việc chia ruộng phải ưu tiên cho quan lại, quý tộc và binh lính. Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức hoặc cho dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò, mở thêm nhiều đồn điền. Ruộng đất tăng thêm nhưng không nhiều.
Hằng năm, nhà nước cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương, song vẫn không khắc phục được lũ lụt.
Người nông dân ra sức tăng gia sản xuất, duy trì cuộc sống ở làng quê. Hình ảnh “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” và “trông trời,trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm” vẫn là hình ảnh phổ biến ở nông thôn. Người nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề.
Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả được mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo.
Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt là các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đườngĐầu thế kỉ XIX, đất nước tạm trở lại yên bình trong thống nhất. Nền kinh tế tuy có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Nông nghiệp lạc hậu, không có gì đổi mới, ruộng đất hoang hoá nhiều. Ngay từ năm 1804, nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền nhưng ruộng đất công chỉ còn khoảng 20% tổng diện tích ruộng đất. Hơn nữa, theo chính sách, việc chia ruộng phải ưu tiên cho quan lại, quý tộc và binh lính. Nhà nước khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức hoặc cho dân tự động tổ chức hoặc nhà nước góp vốn ban đầu cho dân mua sắm nông cụ, trâu bò, mở thêm nhiều đồn điền. Ruộng đất tăng thêm nhưng không nhiều.
Hằng năm, nhà nước cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương, song vẫn không khắc phục được lũ lụt.
Người nông dân ra sức tăng gia sản xuất, duy trì cuộc sống ở làng quê. Hình ảnh “chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa” và “trông trời,trông đất, trông mây, trông mưa trông nắng, trông ngày trông đêm” vẫn là hình ảnh phổ biến ở nông thôn. Người nông dân không có ruộng hoặc ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề.
Việc trồng thêm các cây lương thực khác cùng diện tích trồng rau, đậu, hoa quả được mở rộng góp phần làm giảm đi cảnh đói nghèo.
Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt là các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường,khai mỏ.
Bộ phận thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, nhiều ngành nghề như đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức, gạch ngói v.v... Thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
Năm 1839, “vua đi chơi ở cầu sông Ngự Hà (Huế) xem thí nghiệm thuyền máy hơi nước, thấy máy móc linh động, chạy đi nhanh nhẹ".
(Đại Nam thực lục)
Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, sự tiếp cận với công nghiệp cơ khí chỉ dừng lại ở đây.
Trong nhân dân, các làng, các phường thủ công được tiếp tục duy trì nhưng do nhu cầu thị trường không còn như trước nên không phát triển. Một số làng nghề thủ công lại chịu sự quản chế của nhà nước. Tuy vậy, vẫn xuất hiện một số nghề mới.