- Tiêu hóa ở khoang miệng: + Gồm các bộ phận tham gia: Răng, lưỡi, nước bọt (chứa E.Amilaza) + Biến đổi lí học là chủ yếu: Răng nghiền nát thức ăn, lưỡi nhào trộn để thức ăn thấm đẫm nước bọt. + Chỉ có E. Amilaza là chất xúc tác tham gia biến đổi Gluxit thành đường đôi: Gluxit ======-> Đường đôi + Biến đổi hóa học chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng để hấp thụ được mà vẫn cần biến đổi tiếp theo. + Chỉ chứa E.Amilaza làm nhiệm vụ duy nhất là biến đổi Gluxit. + Là môi trường kiềm. - Tiêu hóa ở dạ dày: + Gồm các thành phần tham gia: các cơ thành dạ dày, tuyến dịch vị (tiết dịch vị), HCl, E.Pepsin. + Biến đổi lí học là chủ yếu: Dạ dày co bóp nghiền nát thức ăn, nhào trộn để thức ăn thấm đẫm dịch vị. + Có HCl tham gia biến đổi thành E.Pepsin để tham gia biến đổi Prôtêin thành Prôtêin chuỗi ngắn: Prôtêin ======-> Prôtêin chuỗi ngắn + Biến đổi hóa học chưa tạo ra sản phẩm cuối cùng để hấp thụ được mà vẫn cần biến đổi tiếp. + Chỉ chứa E.Pepsin làm nhiệm vụ duy nhất là biến đổi Prôtêin. + Là môi trường axit. - Tiêu hóa ở ruột non: + Gồm các bộ phận tham gia: Tá tràng, tuyến mật (tiết dịch mật), tuyến ruột (tiết dịch ruột), tuyến tụy (tiết dịch tụy) và các loại Enzim. + Biến đổi hóa học là chủ yếu: Các Enzim biến đổi các chất dinh dưỡng thành dạng đơn giản nhất. + Có tất cả các loại Enzim tham gia tiêu hóa. Gluxit và đường Mantozơ ====-> Đường đôi =====-> đường đơn. Prôtêin và prôtêin chuỗi ngắn ====-> Peptit ====--> Axit amin. Lipit =====--> Các giọt Lipit nhỏ =====> Axit béo và Glixêrin. Axit nuclêic ====--> Nuclêoit ====-> Các thành phần cấu tạo của nuclêoit. + Biến đổi hóa học tạo ra sản phẩm cuối cùng đơn giản nhất để cơ thể hấp thụ.