* Cách phòng tránh:
1. Về hô hấp:
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách tiêm phòng (chích ngừa) cúm hằng năm. Nhất là trẻ em và người trên 65 tuổi, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh tim, đái tháo đường, bệnh gan hoặc suy giảm miễn dịch. Có thể dùng một số thuốc tăng cường miễn dịch nhằm gia tăng sức đề kháng của niêm mạc đường thở.
- Ăn uống điều độ, đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Vệ sinh răng miệng để tránh nhiễm trùng răng miệng. Nếu có các bệnh, các ổ nhiễm trùng răng miệng nên chữa trị tận gốc để ngăn ngừa vi khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới. Răng miệng rất gần các cơ quan hô hấp.
2. Về tim mạch:
- Khi cơ thể có một khuyết tật nào đó như van tim bi hở hay hẹp, mạch máu bị xơ cứng, phổi bị xơ…
- Khi cơ thể bị một cú sốc nào đó như sốt cao, mất máu hay mất nước nhiều, quá hồi hộp hay sợ hãi…
- Khi sử dụng các chất kích thích (rượu, thuốc lá, hêrôin, đôping. …)
- Cũng có nhiều nguyên nhân làm tăng huyết áp trong động mạch. Huyết áp tăng lúc đầu có thể là kết quả nhất thời của sự tập luyện thể dục thể thao, của một cơn sốt hay những cảm xúc âm tính như sự tức giận… Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng có thể sẽ làm tổn thương cấu trúc thành các động mạch (lớp cơ trơn hoại tử )phát triển mô xơ làm hẹp lòng động mạch) và gây ra bệnh huyết áp cao (huyết áp tối thiểu > 90mmHg, huyết áp tối đa > 140mmHg). Một số virut, vi khuẩn gây bệnh có khả năng tiết ra các độc tố có hại cho tim, làm hư hại màng tim, cơ tim hay van tim. Ví dụ : bệnh cúm, thương hàn, bạch hầu, thấp khớp… Các món ăn chứa nhiều mỡ động vật cũng có hại cho hệ mạch.
* Các hình thức luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên, vừa sức đều có ý nghĩa rèn luyện, làm tăng khả năng hoạt động của tim và hệ mạch. Những người luyện tập dưỡng sinh hay khí công còn có bài tập xoa bóp ngoài da, trực tiếp giúp cho toàn bộ hệ mạch (kể cả hệ bạch huyết) được lưu thông tốt.
3. Về bài tiết:
- Thường xuyên giữu vệ sinh cho cơ thể cũng như hệ bài tiết nước tiểu => hạn chế tác hại của vi sinh vật gây hại.
- Khẩu phần ăn hợp lí:
+ Không ăn quá nhiều protein, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi => tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn ôi thiu và nhiễm chất độc hại => hạn chế tác hại của các chất độc.
+ Uống đủ nước => tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lọc máu được thuận lợi.
+ Không nên nhịn tiểu lâu => hạn chế khả năng tạo sỏi.
4. Về tiêu hóa:
- Để giúp hệ tiêu hóa có thể ổn định và cân bằng, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình. Yếu tố đầu tiên là ăn uống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi và những thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không nên các loại thức ăn nghi ngờ nhiễm khuẩn, để trong tủ lạnh quá lâu hay những thức ăn đường phố không rõ xuất xứ. Nên tránh một số loại thực phẩm cụ thể như: hành, tỏi, bắp cải, rau húng, cần tây, nho khô, mận... Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa thì nên tránh xa chúng bởi đường lactose trong sữa là thành phần khó tiêu với bộ máy tiêu hóa không được khỏe mạnh. Tránh xa những món ăn chiên rán nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế uống nước có gas, cà phê, những loại bánh kẹo nhiều đường hay thực phẩm đóng hộp chế biến sẵn-
- Ăn uống đúng bữa, nhai kĩ trước khi nuốt để tránh cho dạ dày phải làm việc nhiều. Bổ sung thêm nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày, giảm bớt thịt và các thức ăn giàu chất đạm...
- Bên cạnh đó thì việc luyện tập thể dục thể thao điều độ và khoa học cũng vô cùng có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn, nó giúp chúng khỏe mạnh hơn. Luyện tập thể dục không chỉ tốt cho tim mạnh, cơ bắp mà giúp cân bằng hoạt động bài tiết các men tiêu hóa cũng như cân bằng nhu động ruột.
- Giữ vệ sinh môi trường sống xung quanh, luôn giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa tay trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh...