Cây tre gắn bó thân thuộc “tự bao giờ” với dân tộc ta ? Chỉ biết lọt lòng ra, ta đã hưởng bóng mát của một bụi tre xanh, lớn lên với “chiếc điếu cày tre là khoan khoái”, tre với người chung sống như vậy cũng mấy nghìn năm. Nguyễn Duy trò chuyện với cây tre cũng là một cách trở lại cội nguồn, tìm hiểu bản chất dân tộc. Tre dù mọc ở giữa đất sỏi khô cằn hay đất thịt bạc màu, nó vẫn cứ “xanh tươi”, hơn nữa, vẫn cứ “nên lũy nên thành”, ken đặc vươn cao. Cái hay hơn nữa là sức sống mạnh mẽ, dồi dào này, chỉ do “cần cù” dồn chắt lâu ngày mà có được. Đúng là lối sống ăn nhịn để dành, góp gió thành bão- lối sống cần kiệm đặc trưng của người Việt. Sức sống ấy còn thể hiện ở phong thái lạc quan, ngay trong “kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Phải chăng lối sống lạc quan ấy đã tiếp tục lối sống ông cha, giữa chiến tranh “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”. Tre với mình tuy hai mà một, tre mãi giữ sắc xanh tươi, mãi giữ vững sức sống lạc quan, nếp sống cần kiệm, đạo sống chan chứa tình nghĩa. Lối sống Việt Nam ấy nói như Tố Hữu : “Sống hiên ngang, sống thanh cao – Quê hương biết mấy tự hào lòng ta” !
@NO COPY
@HỌC TỐT