Chương trình sgk thì không chấp nhận, VNEN thì em không học, thế em giải thích theo chương trình khác nhé :v
1. Để hạt giống có thể nảy mầm thì cần phải có đủ các điều kiện như : Nước, Không khí và nhiệt độ thích hợp.
Chức năng :
+ Nước : Để hạt giống khởi động (Đều cần nước để hoạt động)
+ Không khí : Để hạt giống hô hấp.
+ Nhiệt độ : Phải có nhiệt độ phù hợp (không quá cao hoặc quá thấp) thì hạt mới nảy mầm được.
Tùy theo từng loại cây mà nhiệt độ nảy mầm khác nhau. Tuy nhiên, phần lớn hạt đều nảy mầm ở nhiệt độ trên dưới 30 độ C.
(+ Ánh sáng : Ánh sáng không cần thiết cho sự nảy mầm nhưng lại rất cần sau khi hạt đã nảy mầm)
2. Để hạt được nảy mầm (nôm na là được phát tán để nảy mầm) thì chúng di chuyển như :
+ Phát tán nhờ bám dính vào lông động vật hoặc cơ thể người : Hạt giống như một số loại cây như cỏ cúc Mỹ, quả ké, đậu Nusubito... là các loại hạt có gai nhỏ quanh thân, chúng bám dính vào quần áo trên người để di chuyển khắp nơi.
+ Phát tán nhờ các loài động vật : Hạt giống của các loại cây như Anh đào, nho núi, sơn trà, mộc thông... Được chim, khỉ ... ăn vào rồi thoát ra ngoài qua phân của chúng.
+ Phát tán nhờ gió : Hạt giống của các loài như thông, gỗ thích... có dạng như cánh quạt. Chúng được gió mang đi khắp nơi. Các loài khác như hạt cây sung dâu, cây bồ công anh có lông mềm quanh thân nên dễ dàng được gió mang đi.
+ Phát tán nhờ nổ bung : Quả của các loài cây như đậu tía, chua me đất ... có thể nổ bung khi chín, hạt giống bên trong văng ra ngoài phát tán đi khắp nơi.
+ Phát tán nhờ nước : Các loại cây như dừa nước... quả của chúng khi rơi xuống trôi theo nước biển hay nước sông đi khắp nơi.
+ Phát tán nhờ lăn đi : Các loại hạt có dạng tròn như hạt dẻ khi rơi từ trên cây xuống đất, chúng bắt đầu lăn tròn và di chuyển đi xa.