Nêu cuộc đời- sự nghiệp của Lê Thánh Tông
Nội dung:
+Cuộc đời
Lê Thánh Tông tự là Tư Thành có tên huý là Hạo, con trai út của Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao - con gái Thái Bảo Ngô Từ. Lê Tư Thành sinh ra tại chùa Huy Văn - nay ở phía trong ngõ Văn Chương, phố Tôn Đức Thắng (Hàng Bột cũ), Hà Nội. Sống giữa chốn dân gian từ nhỏ đến năm lên 4 tuổi. Mẹ Nhân Tông khi đó đang buông rèm nghe chính sự, cho đón Tư Thành về ở trong cung rồi phong làm Bình Nguyên vương hằng ngày cùng vua Nhân Tông và các vương hầu khác học tập tại toà Kính Diên. Tư Thành chăm chỉ học tập, dáng dấp đoan chính, thông tuệ hơn người, được vua Nhân Tông rất yêu quý.
Lê Thánh Tông sinh ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất - 1442. Ngày 6 tháng 6 năm Canh Thìn - 1460, các quan đại thần phế truất Nghi Dân, rước Tư Thành - lúc đó 18 tuổi - lên ngôi vua.
+Sự nghiệp
Lê Thánh Tông hết lòng chăm lo việc nước: mở khoa thi, kén chọn hiền tài, khuyến khích sản xuất nông nghiệp, mở mang ngành nghề, mở rộng giao lưu buôn bán, ban hành chế độ quân điền, coi trọng việc bảo vệ biên giới quốc gia. Bản đồ biên giới quốc gia Đại Việt được hoàn thành dưới triều Lê Thánh Tông.
+Những mẫu chuyện liên quan
Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng mang niên hiệu vua Lê Thánh Tông còn lại cho đến nay là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất dưới thời phong kiến nước ta.
Bộ Đại việt sử ký toàn thư do sử quan Ngô Sĩ Liên biên soạn năm Kỷ Hợi - 1479 dưới sự chỉ đạo của vua Lê Thánh Tông.
Lê Thánh Tông còn lập ra Hội Tao Đàn gồm 28 ông tiến sĩ giỏi văn thơ nhất nước thời đó gọi là "Tao Đàn nhị thập bát tú" do nhà vua làm nguyên suý.
+Những nhận định, đánh giá về nhân vật đó( rút ra đánh giá, cảm nghĩ của minh)
Lê Thánh Tông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, có đường lối chính trị rõ, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo. Ông đề ra pháp luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức đúng tài. Đặc biệt là suốt mấy chục nǎm cầm quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, coi sóc mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia tiến triển nhịp nhàng.Lịch sử đã tôn vinh ông như vậy là hoàn toàn xứng đáng. Nhưng có lẽ chúng ta còn phải trân trọng ông ở những khía cạnh khác nữa, nhất là ở phần phát huy tác dụng của tuổi thanh niên. Lúc nào ta cũng thấy ông rất trẻ trung, yêu đời. Ông rất yêu non sông đất nước, ông có tâm hồn thi sĩ và thực sự gắn bó với thiên nhiên Việt Nam. Ông đã mơ màng với vườn Quỳnh, là nơi nghe nói vợ chồng Chử Đồng Tử đã đến. Ông mở rộng tầm nhìn khi đứng trước động Hồ Công, ông thông cảm với nỗi niềm của nàng thiếu phụ đất Nam Xương. Vẫn với tư thế của một ông vua, nhưng ông đã thành thực hòa với tình người.