Ý 1:
-Các nội dung chủ yếu :
+Xu hướng cứu nước cuối thế kỉ XIX
+Xu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
-Mục đích:
+Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến.
+Đánh Pháp giành độc lập dân tộc,kết hợp với cải cách xã hội.
-Thành phần lãnh đạo:
+Văn thân, sĩ phu phong kiến yêu nước.
+Tầng lớp Nho học trẻ đang trên đường tư sản hoá.
Phương thức hoạt động:
+Vũ trang
+Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách.
-Tổ chức:
+Theo lề lối phong kiến
+Tổ chức chính trị sơ khai.
-Lực lượng tham gia:
+Đông nhưng hạn chế.
+Nhiều tầng lớp, giai cấp, thành phần xã hội.
Ý 2:
-So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì tiến bộ là: từ bỏ con đường đấu tranh theo ngọn cờ phong kiến, gắn việc giành độc lập dân tộc với cải biến xã hội theo hướng tiến độ - chế độ dân chủ tư sản.
Ý 3:
-Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.
Mik chia thành các ý để bạn dễ phân biệt nha ^^