1.Giá trị nội dung:
*.Giá trị hiện thực:
- Truyện Kiều phản ánh bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc ám chà đạp lên quyền sống của con người
*Bọn quan lại:
-Viên quan xử kiện vụ án Vương Ông vì tiền chứ không vì lẽ phải.
-Quan tổng đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến là kẻ bất tài,nham hiểm, bỉ ổi và trâng tráo.
*Thế lực hắc ám:
Mã Giám Sinh, Tú bà,Sở Khanh...là những kẻ táng tận lương tâm.Vì tiền, chúng sẵn sàng chà đạp lên nhân phẩm và số phận con người lương thiện.
Tác giả lên tiếng tố cáo bộ mặt xấu xa, bỉ ổi của chúng.
- Truyện Kiều phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ
-Vương Ông bị mắc oan, cha conbij đánh đập dã man, gia đình tan nát.
-Đạm Tiên, Thúy Kiều là những người phụ nữ đẹp, tài năng, vậy mà kẻ thì chết trẻ, người thì dọa đày, lưu lạc suốt 15 năm.
Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những người lương thiện bị áp bức, bị đọa đày.
*Giá trị nhân đạo:
-Viết Truyện Kiều, Nguyễn Du bộc lộ niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người. Ông thương xót cho Thúy kiều – một người con gái tài sắc mà lâm vào cảnh bị đọa đày “ Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”.
-Là tiếng nói Ca ngợi những giá trị phẩm chất cao đẹp của con người như nhan sắc, tài hoa, trí dũng, lòng hiếu thảo, trái tim nhân haauk, vị tha...
- Đồng tình với ước mơ và khát khao chân chính của con người như về tình yêu, hạnh phúc, công lý, tự do...
Ông tố cáo các thế lực bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của những con người lương thiện, khiến họ khổ sở, điêu đứng.
Phải là người giàu lòng yêu thương, biết trân trọng và đặt niềm tin vào con người Nguyễn Du mới sáng tạo nên Truyện Kiều với giá trị nhân đạo lớn lao như thế.
2.Giá trị nghệ thuật:Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật của Nguyễn Du
-Về ngôn ngữ: là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật.
-> Tiếng Việt trong Truyện Kiều không chỉ có chức năng biểu đạt ( phản ánh), biểu cảm(bộc lộ cảm xúc) mà còn có chức năng thẩm mĩ( vẻ đẹp của ngôn từ).
- Nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc:
+ Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp(lời tác giả), nửa trực tiếp(lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật).Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.
+ Thành công ở thể loại tự sự có nhiều cách tân sáng tạo, phát triển vượt bậc trong ngôn ngữ thơ và thể thơ truyền thống.
+ Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc họa nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện thường được xây dựng theo lối lý tưởng hóa, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ nhưng rất sinh động.Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ tếu được khắc họa theo lối hiện thực hóa bằng bút pháp tả thực, cụ thể, rất hiện thực ( miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động...của nhân vật).
-Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực, sinh động ( Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc ( Kiều ở lầu Ngưng Bích).
cô cho mk nên yên tâm đúng
xin 5*+ctlhn