1) Dây đồng tan dần. Dung dịch chuyển màu xanh. Có khí mùi hắc bay ra
PTHH: $Cu+2H_2SO4 \xrightarrow{t^o} CuSO_4+SO_2 \uparrow+2H_2O$
2) Đinh sắt tan 1 phần. Dung dịch nhạt màu dần. Có Cu bám ngoài đinh
PTHH: $Fe+CuSO_4 \to FeSO_4+Cu$
3) Dây sắt cháy sáng trong khí clo, toả nhiều nhiệt (có thể vỡ bình), trong bình TN có chất rắn màu đỏ nâu
PTHH: $Fe+\dfrac 32 Cl_2 \xrightarrow{t^o} FeCl_3$
4) Ko hiện tượng. Sắt bị thụ động hoá trong HNO3 đặc nguội
5) Ko hiện tượng. Fe ko thể đẩy Mg
6) Đồng tan dần. Dung dịch dần chuyển màu xanh lá. Có kim loại Ag bám ngoài Cu
PTHH: $Cu+2AgNO_3 \to Cu(NO_3)_2+2Cu $
7) Nhôm cháy sáng
PTHH: $2Al+\dfrac 32 O_2 \xrightarrow{t^o} Al_2O_3 $
8) Mẩu đá vôi tan dần. Có bọt khí bay ra
PTHH: $CaCO_3+2HCl \to CaCl_2+CO_2+H_2O$
9) Ko hiện tượng. Cu ko thể đẩy H khỏi dd axit loãng (trừ HNO3 loãng vẫn tác dụng được).
10) Mẩu natri tan dần. Có khí thoát ra. Dung dịch chuyển màu hồng sẫm (sách ghi là màu đỏ ấy)
PTHH: $Na+H_2O \to NaOH+\dfrac 12 H_2 \uparrow$
11) Khối lượng Cu(OH)2 giảm dần. Cu(OH)2 từ xanh lơ chuyển dần sang đen. Đến khi đen hoàn toàn thì ko giảm khối lượng nữa
PTHH: $Cu(OH)_2 \xrightarrow{t^o} CuO+H_2O $
12) Lá nhôm tan dần. Có khí ko màu bay ra
PTHH: $Al+NaOH+H_2O \to NaAlO_2+\dfrac 32 H_2 \uparrow$
13) Quỳ tím sau khi nhỏ HCl vào thì chuyển màu đỏ. Nhỏ từ từ NaOH vao thì quỳ tím từ đỏ chuyển sang tím. Đến khi NaOH dư thì quỳ lại chuyển màu xanh