-Sau 2 hiệp ước Hắc-măng và Pa-tơ-nốt được kí kết Pháp hoàn thành việc xâm lược nước ta và bắt đầu xây dựng chế độ bảo hộ và chính quyền thực dân trên toàn bộ nước ta. Trong khi đó phong trào đấu tranh của nhân dân ta chống Pháp vẫn tiếp tục phát triển gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề.
-Hành động của phái chủ chiến đã khiến cho Pháp tìm mọi cách kìm kẹp và loại nhóm này khỏi triều đình: trước tình thế đó Phái chủ chiến quyết định ra tay trước: Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết cho quân tấn công quân Pháp ở tòa khâm sứ và đồn mang cá. Sáng 5/7/1885 Pháp phản công Phái chủ chiến buộc phải rút khỏi kinh thành ra phòng tuyến Tân Sở(Quảng Trị ). Tại đây Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi ra chiếu cần vương.
=> Chiếu Cần Vương đã thổi bùng lên 1 phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi kéo dài 12 năm.
2.Sự khác biệt giữa khởi nghĩa Yên Thế với phong trào Cần Vương:
Tiêu chí
Phong trào cần vương
khởi nghĩa yên thế
Lãnh đạo
Các văn thân sĩ phu, người có học
Là những nông dân
Lực lượng tham gia
Đông đảo tầng lớp từ người có học đến giai cấp nông dân
Chủ đạo là nông dân
Quy mô
Rộng lớn trên phạm vi cả nước
Chỉ diễn ra chủ đạo ở vùng Yên Thế và một số vùng rừng núi xung quanh
Hình thức
Khởi nghĩa vũ trang
Khởi nghĩa vũ trang kết hợp giảng hòa
Mục tiêu
Giúp vua cứu nước mà bản chất là chống thực dân Pháp giành độc lập dân tộc
Phong trào tự vệ của những nông dân bảo vệ xóm làng quê hương nơi sinh sống