-Khi con tu hú
-hoàn cảnh sáng tác:
Tháng 4/ 1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó nhà thơ mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7/ năm 1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.
- nghệ thuật:
Dưới ngòi bút và sự tưởng tượng của nhà thơ, bức tranh mùa hè có tiếng ve râm ran, có sân ngô phơi vàng, bầu trời xanh cao rộng và tiếng sáo diều vi vu.
- nội dung:
Phản ánh tâm trạng tù túng, ngột ngạt của người thanh niên cộng sản trẻ đang tuổi yêu đời, sôi nổi bị giam cầm nơi lao tù ngột ngạt, khi nghe tiếng chim tu hú gọi bầy, gọi hè làm sôi sục trong lòng người chiến sĩ đó niềm khao khát tự do mãnh liệt.
-Tức cảnh Pác Bó
- hoàn cảnh sáng tác:
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ.
-nghệ thuật:
+Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng
+Là bài thơi tứ tuyệt bình dị, pha lẫn giọng đùa vui tươi, phấn chấn
+Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng.
- Nội dung:
+Hiện thực cảnh sinh hoạt bình dị, nề nếp, gian khổ, thiếu thốn nhưng hết sức lạc quan, tự tin, yêu đời, yêu thiên nhiên của người chiến sĩ cách mạng.
+Vẻ đẹp tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của bác Hồ trong cuộc sống cách mạng gian lao ở Pác Bó.. Với người, làm cách mạng và sống hòa hợp với thiên niên là niềm vui lớn.
-Ngắm trăng
- hoàn cảnh sáng tác:
Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc
- nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị
- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ
- Ngôn ngữ lãng mạn
- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành
- nội dung:
Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.
-Đi Đường
- hoàn cảnh sáng tác:
- Đi đường là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác nhằm ghi lại những lần Bác di chuyển giữa các nhà lao ở Quảng Tây
- nghệ thuật:
- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Kết cấu chặt chẽ
- Giọng điệu thơ biến đổi linh hoạt
- Hình ảnh sinh động, giàu ý nghĩa.
- nội dung:
Bài thơ khắc họa chân thực những gian khổ mà người tù gặp phải, đồng thời thể hiện thể hiện chân dung tinh thần người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh, nói lên ý nghĩa triết lí cao cả: từ việc đi đường núi mà hiểu được đường đời: Vượt qua gian lao thử thách sẽ đi được tới thắng lợi vẻ vang