Cuộc sống ngày càng sung túc, nhiều gia đình nuôi chó, mèo, chim làm cảnh trong nhà. Theo đó, số người vào viện da liễu điều trị các bệnh do ký sinh trùng trên vật nuôi trong nhà gây ra ngày càng nhiều.
Do chó, mèo, chim cảnh là loài vật có tính chất hoang dã nên chúng mang mầm bệnh hoang dã, con người không đề phòng rất dễ bị nhiễm bệnh. Trên cơ thể của mèo, chó thường có bọ, ve, ghẻ cư trú nếu chúng không được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
Việc ôm ấp vật nuôi một cách thân thiết khiến những con bọ trên vật nuôi nhảy sang con người và gây bệnh. Thông thường bọ chó mèo khiến con người bị dị ứng với những nôt sần đỏ, ngứa ngáy khó chịu. Nhưng trong những trường hợp đặc biệt có thể gây bệnh sốt ngủ cho con người. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm vì nó khiến con người bị ngu li bì dẫn tới hôn mê sâu và có thể tử vong sau đó.
Khi vật nuôi có các biểu hiện bệnh như rụng lông trái mùa (mùa hè, thu), lông rụng vung vãi, con vật ngứa ngáy, rên la, rụi người vào tường để gãi, vạch lông của vật nuôi thấy da bụng, da bẹn của chúng nổi chấm đỏ là do côn trùng đốt.
Nếu nặng hơn nữa trên cơ thể vật nuôi sẽ sưng tấy, chảy dịch hoặc bị viêm da khiến da đóng vảy sừng và bong ra. Trong trường hợp vật nuôi bị nấm sẽ xuất hiện nhiều vết loét ngoài da. Khi đó cần mang vật nuôi đi khám tại phòng khám thú ý.
Hiện nay tại Việt Nam đã có một số Cty sản xuất được thuốc chữa bệnh do ký sinh trùng gây ra trên chó, mèo cho tác dụng rất tốt. Tuy nhiên, theo bác sĩ thú y, cách tốt nhất là tiêm phòng bệnh cho vật nuôi trong nhà trước khi để chúng có nguy cơ bị ký sinh trùng trên cơ thể.
Bên cạnh đó, vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi, giữ môi trường xung quanh vật nuôi không bị ẩm ướt cũng tránh được nguy cơ xuất hiện ký sinh trùng và bệnh cho chó, mèo, v.v... Trên lông của vật nuôi có chất gây mượt lông, có tính chất phòng vệ tự nhiên cho vật nuôi. Vì thế, khi tắm cho chúng, không nên dùng chất tẩy rửa mạnh làm mất lớp bảo vệ tự nhiên đó