Hồ Quý Ly là 1 nhà cải cách táo bạo và kiên quyết ông đã ban hành nhiều chính sách và biện pháp cải cách trên nhiều phương diện.
Cải cách của ông xét về nội dung nhằm thực hiện 2 mục tiêu:
-Củng cố va tăng cường chế độ tập quyền.
-Giải quyết các mâu thuẫn kinh tế – xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu lịch sử do cuộc khủng hoảng đặt ra.
Những mục tiêu nói trên của công cuộc cải cách chứng tỏ ông đã nhận thức được những ghi nhận sâu xà của cuộc khủng hoảng cuối thời Trần và mạnh dạn tiến hành các chính sách cải cách và biện pháp cải cách ông đã đảm nhận vài trò người khởi xướng và tổ chức lãnh đạo công cuộc cải cách để thực hiện mục tiêu, định hướng đã đề ra. Có thể kiên định rằng Hồ Quý Ly đã đóng vài trò là người mở đầu 1 thời điểm cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Xét về định hướng, mục tiêu và kết quả của công cuộc cải cách, ta thấy Hồ Quý Ly đã loại bỏ được tầng lớp quý tộc Trần vra khỏi bộ máy nhà nước và ngày càng bổ sung được đội ngũ quan liêu – nho sỹ mới vào nắm chính quyền; bộ máy hành chính và quan lại từ địa phương được chấn chỉnh lại làm cho chế độ cai trị mang tính pháp trị cao hơn. Do đó đã có tác dụng làm chuyển dần thiết chế chính trị từ chế độ quân chủ quan liêu đó chưa được xây dựng hoàn chỉnh dưới triều Hồ do cuộc xâm lược của nhà Minh (cuối 1406 đầu 1407) đã làm cho công cuộc cải cách bị bỏ dở, song nó sẽ được tiếp nối và hoàn chỉnh ở nửa cuối thế kỷ XV dưới triều đại vua lê Thánh Tông (1460 – 1497). Điều đó cho thấy trong điều kiện lịch sử Việt Nam bấy giờ, mục tiêu, định hướng và kết quả của công cuộc cải cách là đúng hướng đáp ứng những yêu cầu khách quan nằm trong xu thế phát triển nội tại của nước ta, là 1 bước tiến của lịch sử Đại Việt không chỉ ở mặt thiết chế chính trị, mô hình nhà nước mà còn ở lĩnh vực kinh tế – xá hội, xóa bỏ loại hình kinh tế điền trang đã trở nên lạc hậu, không còn phù hợp và cản trở sự phát triển sức sản xuất và yêu cầu củng cố quốc gia thống nhất, tập quyền.
Tuy nhiên, cải cách của ông còn bộc lộ 1 số hạn chế quan trọng như sau:
+Trong quá trình thực hiện cải cách đã thiếu triệt để trong 1 số chính sách cơ bản như: hạn điền trang, hạn nô phát hành tiền giấy, hạn chế số lượng ruộng đất của “thứ dân” và quan lại (trừ đại vương trưởng công chúa) đã hạn chế sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất. Tình hình đó không phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử đương thời, cần thiết lập 1 chế độ tập quyền.
+Công cuộc cải cách của ông được thực hiện trong hoàn cảnh lịch sử đầy những khó khăn, phức tạp vừa phải giải quyết cuộc khủng hoảng của xã hội trên nhiều mặt, vừa phải đối phó với nạn ngoại xâm đang đến gần và sự chống đối quyết liệt của quý tộc tổn thất nhà Trần.
Những hạn chế trong công cuộc cải cách đã tác dụng xấu đến khả năng đoàn kết toàn dân để chống giặc ngoại xâm của nhà Hồ. Cùng với những sai lầm trong tổ chức và chỉ đạo chiến tranh trong cả chiến lược và chiến thuật, không tổ chức và thực hiện được 1 cuộc chiến tranh nhân dân, chỉ sau hơn nửa năm cuối 1406 đầu 1407) Quân Minh xâm lược, cuộc kháng chiến do nhà Hồ lãnh đạo đã thất bại, vì Hồ Quý Ly chỉ lo xây dựng thế trận phòng thủ bằng thành lũy mà không biết xây dựng thế trận lòng dân. Chính Hồ Nguyên Trừng con trai cả của ông cũng đã nói lên điều đó khi phát biểu “Tôi không sợ đánh giặc mà chỉ sợ lòng dân không theo”. Và ông cũng đã thừa nhận khi thưởng cho Hồ Nguyên Trừng hộp trầu vàng. Cuộc kháng chiến bị thất bại kéo theo sự sụp đổ của vường triều Hồ và làm thất bại cuộc cải cách đang dang dở của Hồ Quý Ly. Cuộc xâm lược của nhà Minh là 1 nhân tố bên ngoài góp phần quyết định sự thất bại của cải cách Hồ Quý Ly.
Mặc dù thất bại, ông không hề nản chí trước muôn vàn khó khăn, thử thách to lớn, quyết tâm cải cách để đổi mới và đánh giặc để bảo vệ đất nước, điều đó chứng tỏ rằng là 1 người yêu nước thiết tha. Cải cách của ông cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV có ý nghĩa mở đầu cho 1 bước phát triển mới trong lịch sử Việt Nam thời kỳ trung đại, để sau đó vào cuối thế kỷ XV được tiếp tục và hoàn chỉnh với những cải cách của Lê Thánh Tông.
Nền hành chính nước ta dưới thời lê sơ – thế kỷ XV