Dựa vào đặc điểm của vỏ quả có thể chia các quả thành hai nhóm chính là:
- Quả khô: khi chín thì vỏ khô, cứng và mỏng. Có 3 loại quả khô: + Quả khô nẻ: ví dụ các loại quả đậu; + Quả khô không nẻ: lúa,..
- Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày chứa đầy thịt quả. Có 2 loại quả thịt:
+ Quả mọng: chuối, dâu tằm, việt quất, cà chua,...
+ Quả hạch: xoài, mận, nhãn,...
Như vậy, để bảo quản và chế biến các loại quả thịt thì có nhiều cách khác nhau tùy từng loại quả.
Một số ví dụ cụ thể:
- Cà chua: + Bảo quản: có ý kiến cho rằng không nên bảo quản cà chua trong tủ lạnh lâu, cà chua nên được bảo quản ở nhiệt độ khoảng từ 11oC trở lên để không làm mất đi hương vị và chất lượng quả. Nên để nơi mát mẻ, không nhất nhiết phải là nơi tối.
+ Chế biến: Làm salat, sinh tố cà chua, tương cà chua, mứt cà chua, nước ép cà chua và có thể chế biến ra rất nhiều món.
- Chuối:+ Bảo quản: nên để chuối xanh ở nhiệt độ phòng cho đến khi chín, có thể treo lên cao và giữ chuối tách biệt với các loại trái cây và rau quả khác vì trái cây và các loại rau quả khác thường tiết ra chất Ethylen làm chuối nhanh chín. Không nên bọc chuối trong túi nilon. Khi chuối chín có thể cho vào tủ lạnh để làm chậm quá trình chín, lúc này vỏ chuối thường bị thâm đen nhưng chất lượng ruột quả không giảm. Có thể bóc vỏ và bảo quả chuối đã bóc vỏ trong hộp kín để vào ngăn đá tủ lạnh.
+ Chế biến: ngoài việc ăn trực tiếp, chuối có thể chế biến thành nhiều món ăn: sinh tố, chuối sấy, kem chuối, bánh chuối,...
- Táo: + Bảo quản: táo để ở nhiệt độ phòng chín rất nhanh và dễ bị hỏng. Táo để trong ngăn rau quả của tủ lạnh có thể bảo quản trong 1-2 tuần.
+ Chế biến: táo có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn: làm salat, sinh tố táo, mứt táo, bánh táo, nước ép táo, nấu súp,...