- Vị trí – thời điểm: Diễn ra trong NST, ngay trước khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia.
- Gồm 3 bước:
Bước 1. Tháo xoắn phân tử ADN
+ Nhờ tổ hợp các enzym và protein (enzym duỗi xoắn và enzym cắt liên kết hydro giữa các bazơ nitơ, các protein bám mạch đơn), trên mỗi phễu tái bản, 2 mạch đơn của phân tử ADN tách dần nhau tạo nên chạc tái bản hình chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn.
Bước 2. Tổng hợp các mạch ADN mới
+ Trên mạch khuôn 3’→ 5’, enzym primase tổng hợp 1 đoạn mồi ngắn (ARN) bổ sung với mạch gốc, để cho ADN – polymerase bám vào và xúc tác hình thành mạch đơn mới theo chiều 5’→ 3’. Các nucleotit của môi trường nội bào liên kết với mạch làm khuôn theo nguyên tắc bổ sung (A-T, G-X). Vì vậy, trên mạch khuôn 3’→ 5’, mạch mới có chiều 5’→ 3’được tổng hợp liên tục, gọi là mạch ra trước (mạch dẫn đầu).
+ Trên mạch khuôn 5’→ 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn tạo nên các đoạn ngắn ngược với chiều phát triển của chạc tái bản (gọi là đoạn Okazaki, có chiều 5’→ 3’). Mỗi đoạn Okazaki cũng cần 1 đoạn mồi. Sau đó các đoạn mồi được loại bỏ và thay vào bằng đoạn trình tự nucleotit, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau nhờ enzym nối Ligase, mạch này gọi là mạch ra sau. Đây gọi là nguyên tắc nửa gián đoạn.
Bước 3. Hai phân tử ADN được tạo thành
+ Các mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn xoắn đến đó, tạo thành phân tử ADN con, trong đó một mạch mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu, đây gọi là nguyên tắc bán bảo tồn. Từ một ADN mẹ tạo ra 2 ADN con, giống hệt nhau và giống ban đầu.
+ Ở sinh vật nhân sơ, mỗi phân tử ADN là một đơn vị tái bản, khi tái bản tạo nên hai phễu tái bản. Đối với sinh vật nhân chuẩn, mỗi ADN gồm nhiều đơn vị tái bản.
bởi Nguyen Thanh 24/09/2018 Like (0) Báo cáo sai phạm