* Tranh đông hồ:
- Xuất xứ: từ làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh)
- Giấy : Giấy in tranh Đông Hồ được gọi là giấy điệp - người ta nghiền nát vỏ con điệp, trộn với hồ rồi dùng chổi lá thông quét lên mặt giấy đó.
- Màu: Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên từ cây cỏ như đen (than xoan hay than lá tre), xanh (gỉ đồng, lá chàm), vàng (hoa hòe), đỏ (sỏi son, gỗ vang),…
- Nội dung: tranh Đông Hồ có “Đánh ghen”, “Hứng dừa”, “Đánh vật”, “Rước trống”… là những đề tài phản ánh đời sống sinh hoạt của người dân quê.
- Cách làm: 1) Chuẩn bị giấy
2) In tranh
3) Phơi tranh
* Tranh Hàng Trống:
- Xuất xứ: tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Hàng Trống xưa kia thuộc đất cũ của thôn Tự Tháp, tổng Tiền Túc (sau đổi thành Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương, nay thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
- Giấy: Tranh Hàng Trống thì được vẽ trên giấy dó, giấy xuyến chỉ hoặc giấy báo.
- Màu: +Tranh dùng các gam màu chủ yếu là lam, hồng đôi khi có thêm lục, đỏ, da cam, vàng...
+Tranh Hàng Trống được tô màu bằng bút lông và phẩm nhuộm nên màu sắc đậm đà hơn tranh Đông Hồ.
- Cách làm : Tranh Hàng Trống sử dụng kỹ thuật nửa in nửa vẽ, tranh chỉ in ván nét lấy hình, còn màu là thuốc nước, tô bằng bút lông mềm rộng bản, một nửa ngọn bút chấm màu, còn nửa ngọn bút kia chấm nước lã, tô tranh theo kỹ thuật vờn màu.
- Nội dung: rất phong phú nhưng chủ yếu là tranh thờ như: Hương chủ, Ngũ hổ, Độc hổ, Sơn trang, Ông Hoàng Ba, Ông Hoàng Bảy, Phật Bà Quan Âm...
@Dom!