Phê/Say
Chỉ cần một lần phê hay say có thể gây ra một loạt các vấn đề khác nhau: Tai nạn có thể xảy ra sau khi bị say (say rượu) Sau khi phê, say thường có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi hay uể oải Quá liều heroin là hậu quả của phê Nhận thức về nguy cơ sẽ thay đổi khi say và người ta có thể sử dụng chung dụng cụ tiêm chích Sử dụng thường xuyên
Sử dụng liều cao thường xuyên có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau: Uống rượu nhiều lâu dài có thể hại đến gan, gây tổn thương gan, xơ gan Dùng nhiều dẫn tới cần nhiều chi phí để mua chất gây nghiện, gây khó khăn tài chính, nợ nần, có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để lấy tiền mua chất gây nghiện Dùng nhiều thường xuyên có thể gây thay đổi tính cách (trầm cảm…) và ảnh hưởng đến các mối quan hệ Dùng heroin liều cao thường xuyên hay dẫn đến sốc quá liều không tử vong, làm tổn thương não và gây trí nhớ kém hoặc mất trí nhớ Nghiện/ lệ thuộc
Nghiện về thể chất sẽ gây ra hội chứng cai Nghiện về tâm lí sẽ gây ra cơn thèm nhớ và dùng bất chấp tác hại của ma túy Khi nói đến tác động của chất gây nghiện nói chung hay ma túy nói riêng, người ta thường nghĩ ngay đến tác hại của nó mà ít khi nghĩ đến những lợi ích mà nó đem lại cho người sử dụng cũng như cho xã hội.
Tuy nhiên, không có chất gây nghiện nào là hoàn toàn tốt, không có chất gây nghiện nào là hoàn toàn xấu và nguy hiểm. Tác động và hệ quả của việc sử dụng chất gây nghiện tùy thuộc
3 yếu tố: môi trường (bao gồm cả khung pháp lý), người sử dụng và chất gây nghiện. Bên cạnh đó, tác động và hệ quả còn tùy thuộc vào việc sử dụng chất gây nghiện đó vào mục đích gì, như thế nào, liều lượng và đường dùng là gì. Ví dụ, morphine dùng để điều trị giảm đau cho người bệnh tại cơ sở y tế là một phần quan trọng trong công tác chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân.
Khi được sử dụng đúng mục đích, liều đúng, đường dùng đúng, nó có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. Tuy nhiên, nếu lạm dụng: sử dụng liều nhiều hơn so với liều kê đơn, sử dụng cho mục đích khác thì lại gây tác hại nhiều hơn.
Xét về tác động tích cực, các chất gây nghiện được sử dụng hợp pháp như trà, cà phê, thuốc lá đưa tới những nguồn lợi không nhỏ về kinh tế cho các quốc gia, như nước ta là một trong những nước xuất khẩu cà phê lớn trên thị trường thế giới, hay những lợi ích kinh tế từ việc đánh thuế cao các chất gây nghiện này (thuốc lá, rượu bia) đem lại cho xã hội. Ngoài ra, các chất này với tác dụng kích thích giúp tỉnh táo hơn, cũng đóng góp phần nào trong việc tăng năng suất lao động với những người sử dụng chúng.
Song, không phải các chất gây nghiện (CGN) hợp pháp nào cũng mang lại lợi ích cho người sử dụng.
Thuốc lá và rượu bia nếu dùng với hình thái dùng nhiều hoặc lệ thuộc thì gây tác hại rất lớn với cá nhân và cộng đồng.
Khi xét đến hệ quả của việc sử dụng CGN, không nên chỉ tập trung vào hệ quả đến cá nhân người sử dụng mà còn bao hàm các tác động đến gia đình của họ, đến cộng đồng họ sinh sống, lây nhiễm bệnh tật, đến các gánh nặng dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, chi phí để đảm bảo an ninh trật tự, cũng như không quên tính đến những lợi ích kinh tế xã hội mà CGN có thể đem lại.
Thật vậy, bản thân người nghiện lúc không còn khả năng kiểm soát hành vi khi cơ thể đòi hỏi có thuốc, sẽ dẫn tới các hành vi phạm tội phải vào tù, gia đình thiếu thốn vật chất, tình cảm gia đình chia lìa, con cái có thể bị đẩy vào con đường lang thang, dễ bị lạm dụng.
Bên cạnh đó, sức khỏe là một trong những mối lo hàng đầu với người nghiện. Hầu hết người nghiện bị suy sụp sức khoẻ, giảm trí nhớ, rối nhiễu tâm thần, mất hoặc giảm khả năng lao động và nguy hiểm nhất là mắc các bệnh cơ hội hoặc nhiễm HIV/AIDS. Lúc này, việc nghiện không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người sử dụng mà còn có khả năng lây lan bệnh sang người khác, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng.
Không chỉ dừng ở vấn đề sức khỏe, tâm lí, kinh tế, mà gia đình, các mối quan hệ xã hội cũng bị ảnh hưởng sâu sắc như hạnh phúc gia đình đổ vỡ, việc học hành của con cái hay cuộc sống bố mẹ/ vợ cũng chịu tác động lớn từ những kì thị đối với việc sử dụng ma túy, tù tội hay nhiễm HIV.
Ngoài ra, trích nguồn từ khảo sát của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, bình quân hàng năm, trên 170.000 người nghiện ở nước ta tiêu tốn hơn 1.200 - 1.500 tỷ đồng cho việc sử dụng ma tuý. Đó là chưa tính tới sự thiệt hại về kinh tế mà hàng năm Nhà nước cũng tiêu tốn hàng trăm tỷ cho phòng chống ma tuý cũng như khắc phục các hậu quả do ma tuý để lại, hay nguồn chi về cả vật lực và nhân lực cho các dịch vụ y tế, nguồn chi về cả vật lực và nhân lực cho hệ thống an ninh, cơ sở giam giữ, nhà tù. Ngoài ra còn những thiệt hại khác như suy giảm lực lượng lao động trong xã hội, giảm năng suất xã hội nói chung./.