- xem xong nhấn theo dõi ních mình và cho mình xin 1 like cho câu trả lời này nhen
- Nếu vì một lý do nào đó mà bạn phải nhịn tiểu, hãy lưu ý nhé vì đây sẽ là nguyên nhân gây ra rất nhiều căn bệnh nguy hại. Hãy tìm hiểu tác hại của việc nhịn tiểu gây ra các căn bệnh nguy hại dưới đây.
Nhiễm trùng đường tiểu ở người cao tuổi
Những thói quen ăn uống phá hủy thận
Nữ giới nhịn tiểu lâu dẫn đến vô sinh
Theo Health, cơ quan sinh dục của phụ nữ sống cùng nhà với bàng quang ở trong xương chậu, về độ "gần gũi" thì tử cung ở phía sau bàng quang. Nhịn tiểu làm cho bàng quang tích trữ quá nhiều, bàng quang phình to ra sẽ chèn ép tử cung, làm cho tử cung đổ về sau.
Nếu thường xuyên nhịn tiểu, tử cung đổ về phía sau rất khó trở lại vị trí cũ. Khi bàng quang chèn ép tử cung nhiều, ép vào dây thần kinh ở trước xương cùng, làm cho phần xương cùng đau nhức, nặng sẽ gây ra vô sinh.
Nguy cơ dẫn tới đột tử
Bệnh nhân tăng huyết áp nếu "nhịn" đi tiểu sẽ khiến thần kinh hưng phấn, dẫn đến huyết áp tăng, tim đập nhanh, lượng ôxy tiêu hóa gia tăng, gây ra xuất huyết não hoặc nhồi máu cơ tim rất có thể dẫn đến đột tử.
Hay người bị bệnh tuyến tiền liệt "nhịn" tiểu lâu ngày gây viêm tuyến tiền liệt do nước tiểu thâm nhập vào các mô tuyến tiền liệt. Khi "nhin" đi tiểu gây tổn hại lâu dài cho bàng quang và làm tăng tốc độ lão hóa.
Vỡ bàng quang, có thể tử vong
Bàng quang con người cũng như một cái túi, trung bình chứa được 250 – 300ml nước. Khi dung tích bàng quang khoảng 400ml thì bắt đầu có dấu hiệu căng giãn gây cảm giác mót tiểu, nếu thường xuyên bị căng và nhịn tiểu lâu có thể gây vỡ bàng quang.
Mất kiểm soát
Việc nhịn tiểu lâu ngày cũng sẽ làm cơ thể mất phản xạ tiểu theo đúng chu kỳ, dẫn tới tiểu són, tiểu rắt. Một tác hại nữa của thói quen này là trẻ em sẽ căng thẳng, khó tập trung vào học tập.
Đặc biệt, khi nhịn vệ sinh trở thành thói quen, chức năng các bộ phận bị ảnh hưởng có thể gây mất kiểm soát khi 'buồn' đi vệ sinh.
Gây sỏi và suy thận
Thận đóng vai trò rất quan trọng trong hệ bài tiết, nên khi chúng ta nhịn tiểu thì các chất cặn bã có trong nước tiểu bị ứ đọng lại, lâu ngày các chất cặn bã này tăng cao kết tinh thành thể rắn ngưng tụ lại gây bệnh sỏi thận, có thể gây suy thận mãn tính.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến đường tiết niệu. Vi khuẩn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của đường này. Vi khuẩn xâm nhập niệu đạo, bàng quang và có thể lây lan đến thận. Phụ nữ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu do niệu đạo ngắn hơn, nhưng bệnh thường nghiêm trọng hơn khi xuất hiện ở nam giới.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm nước tiểu đục hoặc có màu máu, hay buồn tiểu, sốt nhẹ và cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Nếu gặp các triệu chứng như vậy, hãy đi kiểm tra vì có thể bạn bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hoặc bệnh liên quan đến thận. Trong hầu hết các trường hợp, thuốc kháng sinh được sử dụng. Nhiễm trùng đường tiết niệu dưới có thể điều trị bằng kháng sinh uống trong khi nhiễm trùng đường tiết niệu trên có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh tiêm tĩnh mạch.
Viêm bàng quang kẽ
Viêm bàng quang kẽ là bệnh gây viêm và đau đớn ở bàng quang khi giữ nước tiểu. Những người bị viêm bàng quang kẽ có xu hướng đi tiểu thường xuyên hơn và thường có khối lượng nước tiểu nhỏ hơn. Các nguyên nhân chính xác của bệnh chưa được xác định nhưng các bác sĩ tin rằng, bệnh gây ra do vi khuẩn. Các triệu chứng thông thường bao gồm khung xương chậu đau đớn, buồn đi tiểu liên tục và trong một số trường hợp, đi tiểu nhiều hơn 60 lần một ngày. Không có cách chữa cho bệnh này, các phương thức điều trị chỉ làm giảm bớt triệu chứng.
- hihi. hơi dài 1 ít nhưng đầy đủ mọi thứ nha bạn