Giải thích chung cho dạng bài này:
+ Nếu thay đổi $t^o,p,C_M$ thì cân bằng bị phá vỡ.
+ Cân bằng mới sẽ được thiết lập theo hướng chống lại sự thay đổi đó.
$2SO_2+O_2⇄SO_3$ $ΔH<0$
a) Tăng thêm $O_2$ → Phương trình sẽ cân bằng theo chiều hướng giảm lượng $O_2$ xuống ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
b) Tăng thêm lượng $SO_3$ → Phương trình sẽ cân bằng theo chiều hướng giảm lượng $SO_3$ xuống ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
c) Tăng nhiệt độ của hệ → Xét $ΔH$ trên phương trình, chiều thuận có $ΔH<0$ (giảm $t^o$), chiều nghịch có $ΔH>0$ (tăng $t^o$) ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.
d) Tăng áp suất của hệ → Giảm mol khí ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
e) Thêm chất xúc tác → là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc ⇒ Không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học.