Sau khi lên cầm quyền, chính phủ Hítle đã thiết lập nền chuyên chế độc tài công khai với chính sách đối nội cực kì phản động và đối ngoại hiếu chiến xâm lược.
- Về chính trị : chính phủ Hítle công khai đàn áp, truy nã các đảng phái dân chủ, tiến bộ, trước hết đối với Đảng cộng sản Đức, tuyên bố phá bỏ hiến pháp Vaima.
- Về kinh tế : Đẩy mạnh quân sự hóa nền kinh tế nhằm phục vụ yêu cầu chiến tranh xâm lược. Năm 1938, tổng sản lượng công nghiệp của Đức tăng 28% so với trước khủng hoảng và đứng đầu châu Âu tư bản về sản lượng thép và điện
- Về đối ngoại : Chính quyền Hítle ráo riết đẩy mạnh các hoạt động chiến tranh, nhất là từ năm 1935, khi ban hành các lệnh tổng động viên, thành lập quân đội thường trực và triển khai các hoạt động xâm lược ở châu Âu. Tới năm 1938, nước Đức đã trở thành một xưởng đúc súng và một trại lính khổng lồ và bắt đầu triển khai các hoạt động chiến tranh xâm lược