Khó thở là dấu hiệu quan trọng nhất
Khó thở ở đây có nghĩa là người bệnh phải khó nhọc hơn bình thường mới thở được. Có người dùng những từ khác chỉ triệu chứng khó thở như: hụt hơi, ngắn hơi, thở gấp, tức thở. Người ngoài nhìn thấy cũng thấy bệnh nhân thở nhanh hơn, nông hơn và có vẻ khó nhọc hơn.
Căn cứ vào mức độ khó thở, xảy ra khi gắng sức ít hay nhiều, ngày nay các nhà chuyên khoa Việt Nam cũng như trên thế giới chia ra 4 độ suy tim:
Suy tim độ I: Người bệnh chưa thấy triệu chứng gì của suy tim dù lúc nghỉ ngơi hay khi gắng sức, sinh hoạt hàng ngày vẫn bình thường. Có thể coi là suy tim tiềm ẩn.
Suy tim độ II: Sih hoạt hàng ngày đã bị ảnh hưởng nhẹ, nghỉ ngơi thì không có triệu chứng gì, nhưng hoạt động thường nhật đã thấy khó thở. Có thể gọi là suy tim nhẹ.
Suy tim độ III: Sinh hoạt bị ảnh hưởng mức độ trung bình, nghĩa là nghỉ ngơi vẫn không có triệu chứng gì, nhưng chỉ hoạt động nhẹ hơn thường nhật đã thấy khó thở rồi. Đây là suy tim trung bình.
Suy tim độ IV: Sinh hoạt bị ảnh hưởng nhiều, cả khi nghỉ ngơi cũng thấy khó thở, chỉ làm được những việc nhẹ.
Phòng ngừa
Muốn đề phòng suy tim, trước tiên cần phải ngăn chặn những bệnh gây suy tim.
- Đề phòng các bệnh tim bẩm sinh, với trình độ khoa học hiện nay vẫn còn rất khó. Người ta chỉ mới đề ra được một số biện pháp như khi có thai, nhất là trong 3 tháng đầu, phải tránh một số tác nhân có thể gây ra dị tật ở thai nhi như thuốc lá, rượu, một số virus như cúm, sởi… Cũng nên nhấn mạnh rằng nhiều thuốc có thể gây hại cho bào thai, từ các thuốc an thần như bacbituric, phenothiazine, đến các thuốc chữa khớp như indomethacin, chữa lao như isoniazid, có một số vitamin như vitamin A, vitamin D và cả một số kháng sinh nữa.
- Đề phòng những bệnh van tim, cần làm sạch môi trường, nhà ở phải thoáng đãng, khô ráo, ít người ở chung. Khi trẻ bị viêm họng, cần đến bác sĩ xem có cần cho penicillin không? Sau đợt thấp khớp đầu tiên, dù có biến chứng tim hay không cũng cần theo lời khuyên của bác sĩ về việc tim penicillin chậm mỗi tháng một lần cho đến khi trưởng thành hoặc lâu hơn. Và khi đã rõ bệnh van tim rồi thì phải xem việc “can thiệp” như trong van, sửa van, thay van… đây là kỹ thuật mà các thành phố lớn đã có thể làm được.
- Những bệnh cơ tim, bệnh màng ngoài tim, bệnh phổi mạn tính, hoặc nhiễm độc giáp, suy giáp, thiếu máu… đều phải được điều trị đến nơi đến chốn mới ngăn chặn được khỏi tiến triển đến suy tim.
- Có nhiều nguyên nhân gây nên suy tim như:
- - Nhồi máu cơ tim cũ: khi động mạch vành cung cấp máu nuôi dưỡng cơ tim có một chỗ bị tắc gây nhồi máu, một số vùng cơ tim chết đi, thành sẹo làm giảm khả năng co bóp của quả tim.
-
- Tăng huyết áp mạn tính làm quả tim phải làm việc quá sức trong một thời gian dài do phải bóp với một lực mạnh hơn để thắng được sức cản lớn trong lng mạch (do tăng huyết áp), lâu dần sẽ làm tim bị suy.
-
- Bệnh van tim gây hở hoặc hẹp van tim, khi đó hoặc tim phải bóp nhiều hơn (do hở van tim) hoặc bóp mạnh hơn (do hẹp van tim), lâu ngày cũng sẽ gây suy tim.
-
- Bệnh tim bẩm sinh
-
- Bệnh cơ tim do rượu: uống quá nhiều rượu làm co bóp cơ tim bị yếu đi.
-
- Viêm cơ tim nhất là viêm cơ tim do siêu vi trùng
-
- Do rối loạn nhịp tim nhanh kéo dài, mạn tính gây suy tim.
-
- Suy tim cũng hay gặp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, dù không phải đái tháo đường là nguyên nhân gây bệnh duy nhất
-
- Suy tim còn gặp ở bệnh nhân uống thuốc hoá chất để điều trị ung thư hoặc một số loại thuốc đặc biệt khác
40% không thể tìm được một nguyên nhân cụ thể nào gây suy tim.