Nêu trình tự lập luận trong bài tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Các câu hỏi liên quan

I. ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Con ơi! Nũng nịu, nhõng nhẽo với bố, bố chỉ hơi cao giọng là con đã nước mắt lưng tròng. Con có biết rằng cuộc đời sòng phẳng và cay nghiệt không bao giờ có chỗ cho những người như thế không? Bố đã thường tự nói với mình rằng, người quản lí giỏi là người có thể làm việc hiệu quả với người mình không thích. Người lãnh đạo giỏi là người đứng vững trước mọi lời chỉ trích. Và bây giờ, bố muốn tâm sự với con là nếu có ai đó khen con đẹp, ngoan, hiền, giỏi, xinh, khéo, con sẽ vui và hớn hở vì những mĩ từ vô hình tổng quát. Con sẽ hài lòng khoan khoái vì những khái niệm mơ hồ tạo cảm giác dịu ngọt. Nhưng con không biết có khả năng điều đó không thật, có khả năng là điều đãi bôi, có khả năng là bẫy rập của những toan tính. Nếu có ai đó la mắng, chửi bới, chê bai, trách móc, con sẽ muộn phiền, cau có vì những hắc từ châm chích, cụ thể rõ ràng không tránh được. Nhưng con cần biết rằng có khả năng đó là những lời thật, những bài học không mất học phí. Con sẽ biết điều chỉnh và vươn lên từ những sai lầm (nếu có) và/ hoặc những lời chỉ trích sống sượng của người khác. Những lời chỉ trích là những bài học bổ ích, vô giá và miễn phí, ai đó đang thể hiện chính họ cho con đọc và cảm nhận. Nếu họ đúng, con sai, con biết mình phải điều chỉnh, sửa chữa những gì. Nếu họ sai, con đúng, con biết con phải ngẩng cao đầu, bước tiếp. Hãy cẩn thận với những lời khen tặng và mở lòng với những lời chỉ trích, chê bai của cuộc đời, con nhé! (Con gái, ba có nhiều điều muốn nói với con, Tạ Tình, NXB Dân Trí) Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2. Theo tác giả, những lời “la mắng, chửi bới, chê bai, trách móc” … có tác dụng gì ? Câu 3. Tại sao người cha lại dặn con: “Nếu họ sai, con đúng, con biết con phải ngẩng cao đầu, bước tiếp”? Câu 4. Anh/ chị rút ra bài học nhận thức và hành động gì sau khi đọc văn bản trên?