1 + 2.
STT | Cân nặng (kg) | Chiều cao (m) | Chỉ số BMI | Thể trạng |
1 | 58 | 1,60 | 22,6 | Bình thường |
2 | 60 | 1,50 | 26,6 | Thừa cân |
3 | 40 | 1,45 | 19 | Bình thường |
4 | 55 | 1,57 | 22,3 | Bình thường |
5 | 47 | 1,45 | 22,3 | Bình thường |
6 | 50 | 1,56 | 20,5 | Bình thường |
7 | 45 | 1,58 | 18 | Gầy |
8 | 65 | 1,54 | 27,4 | Thừa cân |
9 | 34 | 1,45 | 16,1 | Gầy |
10 | 39 | 1,47 | 18 | Gầy |
3.
- Nhận xét: (từ bài 1 và bài 2 suy ra nhận xét về thể trạng của các thiếu niên trong bảng trên)
4.
- Các yếu tố ảnh hưởng của môi trường:
Nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về thể chất. Con người khi sinh ra có sự phát triển giống với bố mẹ về các đặc điểm thể chất, ngoại hình( thông thường, nếu cha mẹ cao thì con cái sinh ra cũng khá cao, nếu cha mẹ mập thì con cái sinh ra cũng mập) và cũng giống bố mẹ cả những yếu tố bên trong như kiểu gen, nhóm máu…hoặc di truyền liên quan đến nhiễm sắc thể giới tính. Ở nam giới, có những chứng bệnh nan y và cũng có những chứng bệnh mãn tính khiến họ phải gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của bản thân người mắc bệnh hay đến thế hệ con cái sau này. Như bệnh Down làm cho chiều cao khiêm tốn, thấp bé và gương mặt khá rộng. Ngược với Down là bệnh Klinefelter làm người bệnh có vóc dáng cao, gầy, tay chân dài, ngực rộng, khả năng sinh sản của họ bị hạn chế do tinh hoàn nhỏ. Bệnh mù màu thì gây ra những phiền toái không nhỏ cho phái nam bởi sự không phân biệt được màu sắc nhất định. Ngoài ra còn có những bệnh khác như:Màng giữa ngón, Tai rậm lông, Bệnh máu khó đông (hemophilia): bệnh có thể được phát triển do kết quả không đủ chất globulin chống chảy máu. Bệnh máu khó đông đã được mô tả trong phả hệ các gia đình hoàng tộc châu Âu là một trường hợp điển hình, bắt đầu từ nữ hoàng Victoria, sau này gặp ở các hoàng tử Tây Ban Nha, Đức, Nga. Bệnh không có gamma-globulin làm giảm sút rõ rệt sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm khác nhau. Bệnh đái tháo nhạt: người bệnh bị giảm chức năng của tuyến yên, dẫn đến cơ thể bị mất nước rõ rệt. Trẻ em mắc bệnh này sinh trưởng chậm, rối loạn tâm thần, suy nhược cơ thể đôi khi chết.. Bệnh hói đầu: Nam giới thường bị rụng tóc ở phía trước và trung tâm của da đầu là do bệnh di truyển liên quan đến các gen. Nó khác với những người bị rụng tóc hay thưa tóc vì yếu tố môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, y học tiên tiến ngày nay đã có thể chữa chứng hói đầu nhờ cấy ghép tóc. Ở nữ giới, Một số bệnh di truyền ở người như bệnh máu không đông hay mù màu đỏ đều là các tính trạng do các gen liên kết với NST giới tính. Sự di truyền chéo thể hiện rõ: ông ngoại bị bệnh truyền gen mầm bệnh cho mẹ, mẹ truyền bệnh cho con trai. Cho đến nay có ít nhất 50 bệnh và 200 dấu hiệu di truyền gắn với NST X của người đã được biết. Các NST X và Y có những phần tương đồng chung. Trong những phần này chứa các gen xác định những tính trạng di truyền theo cách như nhau ở cả nam và nữ, như: Bệnh da khô sắc tố: Bệnh nhân siêu nhạy cảm với tia cực tím, dưới ảnh hưởng của các tia này trên phần hở của cơ thể xuất hiện những vết sắc tố thoạt đầu ở dạng tàn nhang, về sau ở các dạng u nhú lớn hơn (nốt ruồi) và cuối cùng là các u. Đối với 2/3 số người mắc bệnh thì bệnh da khô sắc tố kết thúc nguy hiểm vào lúc bước vào thời kỳ chín sinh dục. Hội chứng Oguti: một bệnh hay gặp ở Nhật, biểu hiện ở viêm màng lưới sắc tố mắt và phát triển dị hình ở võng mạc. Bệnh còi xương do giảm phosphat máu là bệnh mà thận bị suy giảm khả năng tái hấp thu phosphat, dẫn đến việc cốt hóa bất thường làm xương bị cong và bị biến dạng. Đây là bệnh di truyền gen trội liên kết NST X nên người nữ có khả năng mắc bệnh cao hơn người nam.Hội chứng NST X dễ gãy: là hội chứng di truyền kiểu trội liên kết NST X, thể hiện sự chậm trí của người bệnh. Hội chứng được gặp với tỷ lệ 1/4.000 ở nam và 1/8.000 ở nữ. Ở người nữ, mức độ chậm trí có xu hướng nhẹ hơn và thay đổi mức độ biểu hiện nhiều hơn ở người nam. Ngoài ra Y học đã chứng minh tác hại của những cặp hôn nhân cận huyết thống đó là những cặp vợ chồng khỏe mạnh lại có thể sinh con dị dạng hoặc mang bệnh tật di truyền như: Mù màu, bạch tạng, da vảy cá, sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều... làm suy thoái chất lượng giống nòi cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần của các tộc người tại vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên nói riêng, Việt Nam nói chung. Trong cuộc nghiên cứu của ngành y tế mới đây thì trong 558 trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng này có 51 trẻ phát triển không bình thường. Các cháu bị bạch tạng, thiểu năng trí tuệ, liệt, câm, lông mi trắng, thọt, đần độn, 8 trẻ đã chết. Sự mặc cảm về một cơ thể không khỏe mạnh , không phát triển bình thường bởi bệnh tật bẩm sinh hiện cũng đang tồn tại ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội . Càng ngày càng có nhiều bệnh khuyết tật như chứng vẹo chân, trật khớp hông, lỗ tiểu thấp, bệnh tim bẩm sinh, sứt mũi và hở hàm ếch, hẹp môn vị… Một vấn đề nữa ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể đang được quan tâm hiện nay là Dinh dưỡng. Bởi dinh dưỡng đầy dủ là yếu tố căn bản cho một sức khỏe tôt.Mở đầu cho sự phát triển của thế hệ nối tiếp thế hệ đó là dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng cho thấy, phát triển cơ thể, kể cả từ lúc phát triển của bào thai có liên quan rất chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ của người mẹ sau này, đặc biệt trong 3 tháng đầu của thai kỳ và giai đoạn trước khi bà mẹ có thai. Điều này, một vấn đề đó là “Dinh dưỡng sớm”. Dinh dưỡng thiếu hụt bắt đầu từ trong bào thai, đã ảnh hưởng tới suốt cuộc đời, đặc biệt là các em gái và phụ nữ, tác động không chỉ cuộc đời một con người, là bản thân người phụ nữ đó mà cho cả thế hệ mai sau. Năm 1986, GS.Barker (người Anh) đã thu thập trên 16.000 hồ sơ bệnh tật và các rối loạn chuyển hoá ở người trưởng thành đối chiếu với hồ sơ của chính họ khi mới sinh, đã nhận thấy những trẻ có cân nặng sơ sinh thấp và khi 1 tuổi bị nhẹ cân thì có nguy cơ bị mắc các bệnh tim mạch, huyết áp sau này cao hơn. Đặc biệt khi bào thai bị tổn thương hoặc thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng (vitamin và các chất khoáng) vào các thời điểm quyết định của sự tăng trưởng sẽ để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng đến cấu trúc, chức phận của cơ thể. Trong điều kiện thiếu hụt dinh dưỡng, sự phát triển và chuyển hoá của bào thai có thể thích nghi với môi trường bên trong tử cung lúc bấy giờ nhưng về lâu dài sẽ có nguy cơ cao của các bệnh mạn tính ở người trưởng thành và khi về già. Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) ở những người mẹ có cân nặng dưới 40 kg tỷ lệ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5 kg cao gấp 2,5 lần so với nhóm bình thường. Những bà mẹ có chế độ dinh dưỡng hợp lý, được bổ sung các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ sẽ sinh ra những đứa trẻ khoẻ mạnh. Thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai sẽ làm trẻ chậm lớn, và làm tuổi dậy thì muộn hơn so với những trẻ đủ dinh dưỡng. Trong thời kỳ bào thai 3 tháng đầu và 3 tháng giữa, giai đoạn này vi chất dinh dưỡng là rất quan trọng với sự phát triển của thai nhi. Khi thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng làm tăng rủi ro đối với phát triển chiều cao, hạn chế tiềm năng phát triển vóc dáng. Thiếu sắt gây nên thiếu máu dinh dưỡng sẽ làm thai chậm phát triển, dễ sinh non, sinh con nhẹ cân, mẹ có nguy cơ cao khi sinh nở. Thiếu iốt ảnh hưởng đến phát triển trí não, dẫn đến đần độn, có thể gây nên thai chết lưu. Thời kỳ 3 tháng cuối, thời kỳ này thai nhi phát triển nhanh, nếu như 6 tháng đầu thai nhi chỉ năng 1kg thì trong 3 tháng cuối tăng 2kg , để khi sinh ra trẻ có cân nặng sơ sinh trung bình 3kg, vì thế trong chế độ dinh dưỡng, ngoài các chất dinh dưỡng cung cấp chất đạm, béo, vi chất, thì đáp ứng nhu cầu năng lượng là rất quan trọng, trong khẩu phần cần thêm 350Kcal trong 1 ngày, người mẹ cần chú ý ăn tăng thêm. Ăn uống đầy đủ mẹ sẽ tăng khoảng 10 đến 12 kg trong thời gian có thai. Tình trạng thiếu năng lượng, công việc nặng nhọc, căng thẳng của mẹ có thể làm tăng nguy cơ trẻ đẻ nhẹ cân (dưới 2,5kg). Giai đoạn sau sinh cũng rất quan trọng với sự phát triển thể lực và sức khoẻ của trẻ. Vì giai đoạn này trẻ phát triển nhanh nhất, chính sự phát triển nhanh đó thường là thời kỳ rủi ro nhất, đây là “ thời kỳ mấu chốt”, vì vậy trong giai đoạn này trẻ cần được nuôi dữỡng hợp lý và sự chăm sóc đặc biệt để giúp trẻ phát triển hết tiềm năng đã được định hình từ giai đoạn bào thai trong bụng mẹ. Người ta thấy rằng, hậu quả của suy dinh dưỡng bào thai có thể thấy rõ ở các quần dân cư đang trong thời kỳ chyển tiếp về dinh dưỡng và lối sống, đó là sự gia tăng các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân béo phì, tiểu đường , tim mạch… Tiếp đến,lứa tuổi dậy thì là lứa tuổi phát triển nhanh về thể lực và có sự thay đổi của hệ thần kinh- nội tiết mà nổi bật là sự hoạt động của các tuyến sinh dục, gây ra những biến đổi về hình thái và sự tăng trưởng của cơ thể. Cân nặng của em gái tăng trung bình 3- 4kg/năm, chiều cao tăng 4 -7cm., ở em trai còn tăng hơn, trung bình cân nặng tăng 5-6kg, chiều cao tăng 7- 9 cm. Ở lứa tuổi này song song với sự phát triển thể lực nhanh, còn là giai đoạn các em hoạt động nhiều. Vì vậy nuôi dưỡng cần được quan tâm đặc biệt, để giúp các em có một thân hình đẹp, cân đối, sức khoẻ, dẻo dai, trước hết khẩu phần ăn cần đảm bảo đủ năng lượng, cơ thể hoạt động càng nhiều đòi hỏi năng lượng càng cao. Ở tuổi này nhu cầu năng lượng hàng ngày là 2200 kcal – 2500 kcal, cần cho trẻ ăn đủ no, ăn đủ 3 bữa sáng, trưa, tối. Đặc biệt bữa sáng nên coi là bữa ăn chính để giúp trẻ có đủ năng lượng cho học tập và hoạt động. Ngoài ra dinh dưỡng trong lứa tuổi trung niên và cao tuổi cũng rất quan trọng.Khi bước vào tuổi già, những thay đổi về cấu tạo cơ thể và chức năng sinh lý làm ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng. Tuổi càng cao khối cơ bắp càng giảm, ảnh hưởng đến sự linh hoạt làm cho người già thường mất thăng bằng và dễ ngã. Khối lượng cơ còn đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, nhất là chuyển hóa glucose, do đó việc duy trì khối lượng cơ rất quan trọng trong bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Tiêu hóa ở người già kém, thường do giảm tiết dịch dạ dày, ảnh hưởng đến hấp thu vitamin B12, acid folic, calci, sắt và kẽm. Người già thường ăn ít kéo theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng so với nhu cầu và khó điều chỉnh lại cân bằng sau khi mắc bệnh. Thiếu vitamin và khoáng chất có thể làm giảm khả năng nhận thức. Chức năng khứu giác và vị giác giảm có thể gây rối loạn hành vi ăn uống. Thị giác suy giảm thường gặp là do đục nhân mắt, các thức ăn chứa chất chống oxy hóa(vitamin A, C, E) bảo vệ, ngăn chận quá trình đục nhân mắt này. Tổng hợp Vitamin D ở da giảm trong khi lượng Vitamin D ăn vào không đủ góp phần dẫn đến loãng xương và tăng nguy cơ gãy xương. Chức năng miễn dịch giảm dần, hơn nữa suy dinh dưỡng protein, thiếu kẽm, thiếu vitamin B6 và chế độ ăn thiếu chất chống oxy hóa thường gặp ở người già càng gây bất lợi đến chức năng miễn dịch, do đó dễ bị nhiễm khuẩn. Người cao tuổi có thể có rối loạn chuyển hóa mỡ. Một chế độ ăn có hàm lượng cholesterol cao sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Tuy nhiên với chế độ ăn và lối sống hợp lý vẫn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh. Ở động vật bậc cao và người,các tuyến nội tiết trong cơ thể tiết ra các hoocmon có thành phần cấu trúc hóa học và tác dụng sinh lý rất khác,có nhau ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của cơ thể. Nội tiết thăng bằng trong cơ thể có thăng bằng hay không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn. Các hoocmon của tuyến yên như: -Hoocmon kích thích sinh trưởng (GH : Ghimberilin Hoocmone), hay STH (Somato Trophic Hormone). Thiếu hoocmon này chiều cao không phát triển, xuất hiện hội chứng lùn hoặc hội chứng nhi tính do tuyến yên. Nếu dư thừa, sẽ xuất hiện hội chứng khổng lồ. Nếu dư thừa STH khi cơ thể đã trưởng thành sẽ xuất hiện hội chứng to đầu ngón tay. -Hoocmôn kích nang tố (FSH : Follicle Stamulating Hormone, hay ProlanA). Khi thiếu FSH phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt. - Hoocmôn kích nhũ tố (LTH : Luteo Trofic Hormone, hay Prolactin:LTH phối hợp với estrogen co thể làm xuất hiện sữa ngay cả ở cơ thể đực. Các hoocmon của tuyến giáp - Hoocmon Canxitonin, có tác dụng kích thích quá trình canxi hóa tổ chức xương. Nếu tuyến giáp kém hoạt động (thiểu năng tuyến giáp), gây thiếu iốt, buộc các nang tuyến giáp hoạt động mạnh để bù đắp sự thiếu hụt hoocmon, làm phì đại tuyến giáp (bướu cổ). Nếu tuyến giáp hoạt động quá mạnh (ưu năng tuyến giáp) làm tăng cường độ trao đổi chất, sinh nhiệt nhiều, tim đập nhanh, huyết áp tăng, tăng nhịp thở, trao đổi chất tăng, tiêu hao năng lượng lớn, người gầy nhanh (bệnh Bazơđô). Khi chức năng tuyến giáp mất hoàn toàn sẽ bị bệnh phù niêm gồm những triệu chứng như: chuyển hóa cơ bản giảm, thân nhiệt giảm, giảm nhịp tim, da khô xù xì, niêm mạc da phù nề, chậm phát triển thể lực và trí lực, còn gọi là bệnh creatin.. Các hoocmon tuyến sinh dục: -Tuyến sinh dục đực:Các tế bào kẽ nằm xen giữa các tế bào sinh tinh, có khả năng tiết ra hormon sinh dục là antrogen, trong đó quan trọng là testosteron, có tác dụng kích thích sự phát triển các đặc tính sinh dục phụ ở nam. -Tuyến sinh dục cái: Buồng trứng tiết ra hoocmon sinh dục cái, gồm 2 nhóm chính là estrogen và progestero.Hoocmon nhóm estrogen do các tế bào noãn tiết ra, có tác dụng làm nang trứng phát triển và gây ra những biến đổi ở người phụ nữ lúc dậy thì, tạo đặc điểm sinh dục thứ phát, ức chế hoạt động hướng sinh dục của tuyến yên, ảnh hưởng tới chuyển hóa Ca và P, tác dụng hướng mỡ, ngăn cản gan nhiễm mỡ, làm tử cung của phụ nữ mang thai nhạy cảm với oxytoxin. Ngày nay, xã hội không ngừng phát triển, con người cũng không ngừng điều chỉnh để thích nghi với môi trường xung quanh. Hằng ngày chúng ta vẫn phải lao động và học tập trong một bầu không khí ngột ngạt ,dân cư đông đúc, phương tiện giao thông qua lại như mắc cửi, khí thải trong bệnh viện, trong các khu công nghiệp ngày một nhiều và mức độ ô nhiễm tăng cao…..Chính vì vậy, yếu Tố Xã Hội gây ảnh hưởng nhiều theo chiều hướng tiêu cực đến sức Khỏe và thể chất của con người Theo định nghĩa của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, “Sức Khỏe là tình trạng hoàn hảo về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật.” Một cơ thể không bệnh tật nhưng sống trong một môi trường xã hội bất ổn định chắc là không thể nào bình an, khỏe mạnh đựơc. Các yếu tố xã hội ảnh hưởng tới sức khỏe không phải là khám phá mới lạ mà đã đựơc biết tới từ thuở xa xưa. Ðầu thế kỷ thứ 19, các nhà dịch tễ học đã biết được rằng rất nhiều khó khăn cho sức khỏe đều do những khiếm khuyết xã hội mà ra. Khi các khiếm khuyết này được điều chỉnh thì sức khỏe tốt hơn. Một bằng chứng là, trước khi khám phá ra thuốc trị bệnh lao, tử vong vì lao phổi giảm rất nhiều nhờ các cải thiện về điều kiện sinh sống, dinh dưỡng. Mới đây, kết quả nhiều quan sát, nghiên cứu đã xác nhận các ảnh hưởng này là có thật và rất quan trọng. Đó là tất cả các hoàn cảnh không thuận lợi trong đó con người sinh sống và làm việc. Kể ra thì rất nhiều mà các yếu tố chính là: sự bất ổn về kinh tế, xã hội, chiến tranh; các điều kiện không thuận lợi cho sự phát triển của trẻ em; sự không an toàn việc làm cho công nhân; môi trường sinh sống ô nhiễm; không đồng đều trong việc tiếp nhận chăm sóc y tế; kém phương thức phòng ngừa bệnh truyền nhiễm; quá nhiều tệ đoan xã hội đưa tới sinh hoạt tình dục bừa bãi, lạm dụng hóa chất có hại, cờ bạc; thực phẩm xấu, dinh dưỡng không đúng cách; kỳ thị chủng tộc, giới tính, tuổi tác... Càng nghèo khó, thấp vế trong nấc thang xã hội thì bệnh hoạn càng tăng, càng lâu bình phục và tỷ lệ tử vong cũng cao. Kém kinh tế đã được nêu ra là nguyên nhân của căng thẳng tâm thần, bệnh tim, loét bao tử, tiểu đường loại 2, viêm xương khớp, vài loại ung thư và sớm lão hóa. Kém kinh tế còn khiến người bệnh không được hưởng chăm sóc y tế như những người giầu có. Nhà ổ chuột kém vệ sinh, lương thực không đầy đủ, ít giáo dục thuở nhỏ, gò bó chịu đựng trong những việc làm vừa không an toàn vừa bất trắc, thiếu khả năng nuôi dậy con cái...Tất cả đưa tới căng thẳng tâm thần, xáo trộn gia đình, bệnh hoạn từ khi còn trẻ tới tuổi già. Các hoàn cảnh tâm lý xã hội xấu có thể tạo ra các căng thẳng triền miên cho con người. Họ sẽ trở nên luôn luôn lo sợ , không đối phó được. Chẳng hạn một việc làm không bảo đảm, một đời sống bấp bệnh, một lo sợ chiến tranh bất ổn xã hội, những thiếu thốn kém dinh dưỡng..Mà triền miên stress là rủi ro đưa tới bệnh tim mạch, tai biến não, suy giảm sức đề kháng của cơ thể, tăng trầm cảm, nhiễm trùng, cao huyết áp, bệnh tiểu đường, mệnh yểu...Tương quan hỗ trợ xã hội: Con người không những không thể sống lẻ loi trong cộng đồng mà còn cần sự hỗ trợ của cộng đồng này. Sự cô lập với xã hội đưa tới trầm cảm, buồn phiền, bệnh hoạn kinh niên, sớm tử vong. Một yếu tố góp phần ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể nữa đó là Bệnh tật. Ở trẻ em, Trẻ mắc bệnh thường ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá thức ăn, hô hấp, tuần hoàn ở trẻ, đồng thời trẻ mắc bệnh thường phải tiêu hao năng lượng nên làm chậm sự phát triển thể chất của trẻ. Ví dụ như các bệnh răng miệng, tiêu chảy, suy dinh dưỡng….. Ở người cao tuổi, mọi cơ quan bị biến đổi. Hệ cơ xương khớp: tính đàn hồi sợi cơ giảm, xương xốp, khớp thoái hóa. Hệ tim mạch: mạch xơ cứng , co bóp cơ tim giảm, không cung cấp máu đủ cho gắng sức. Hệ miễn dịch giảm, thích ứng với môi trường kém. Từ đó gây nên những nguy cơ bệnh lý, ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Trong gia đình, con cái thường học theo tấm gương của cha mẹ, ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ là rất lớn, muốn giáo dục trẻ thì cha mẹ phải luôn là tấm gương sáng về phẩm chất và hành vi với trẻ, những hành vi sai trái, những hành động bạo lực hay những lời mắng chửi thậm tệ đều có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục và phát triển nhân cách, thể chất trẻ, trẻ có thể học theo những hành vi đó của cha mẹ hoặc cha mẹ đã làm mất uy tín của mình với trẻ khi trẻ chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ. Như vậy cha mẹ sẽ không giáo dục được cho con những phẩm chất tốt khi trẻ phải chứng kiến cảnh bạo lực từ chính cha mẹ. Bạo lực gia đình có thể gây ra cho trẻ những nạn nhân trực tiếp hoặc phải chứng kiến cảnh người mẹ là nạn nhân của bạo lực gia đình – những rối loạn tâm lý và sự sa sút trong học tập.Trong trường hợp không bỏ học, việc học hành sa sút và những rối loạn nhân cách của các học sinh là nạn nhân (trầm cảm, và trong một số trường hợp là quấy phá hay có hành vi bạo lực với giáo viên và các học sinh khác...) gây cho nhà trường những rắc rối không nhỏ. Những hình ảnh bạo lực gia đình trở thành một vết thương khó phai mờ trong trí não trẻ. Khi trưởng thành, chúng khó hoà nhập với cuộc sống, dễ bị cẳng thẳng thần kinh, dễ bị kích động bạo lực hoặc có tư tưởng trầm uất. Những bé trai dần dần sẽ hình thành nhận thức rằng làm đàn ông có quyền đánh đập phụ nữ và rồi khi trở thành chồng cũng có cách ứng xử như vậy đối với vợ. Với các bé gái, chứng kiến cảnh mẹ bị cha mắng chửi, đánh đập thì có thể sau này sẽ cam chịu cảnh bạo lực hoặc ác cảm với đàn ông. Cuối cùng, sự luyện tập, vận động cơ thể cũng rất quan trọng cho việc duy trì thể trạng cơ thể và góp phần tích cực vào duy trì trọng lượng vừa vặn, xây dựng duy trì mật độ xương, sức mạnh các cơ, khớp, tính cơ động, đẩy mạnh sự khỏe mạnh sinh lý, giảm nguy hiểm phẫu thuật, và làm tăng sức mạnh hệ miễn dich. Các bài tập còn giảm mức cortisol. Cortisol là một hóc môn gây căng thẳng tạo ra mỡ ở vùng bụng, làm khó giảm cân. Cortisol là nguyên nhân của rất nhiều vấn đề sức khỏe, cả thể chất và tinh thần. Những bài tập ưa khí công (aerobic) thường được đưa ra để giúp ngăn ngừa hoặc điều trị những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như cao huyết áp, béo phì, bệnh tim, tiểu đường típ 2, mất ngủ và suy nhược. Theo tổ chức y tế thế giới WHO việc thiếu luyện tập dẫn đến khoảng 17% của các bệnh về tim và tiểu đường, 12% sự suy sụp khi về già, và 10% ung thư vú, ruột kết.